3 tấm gương sáng về sự nỗ lực không ngừng nghỉ giúp trẻ có thêm bản lĩnh

  1. Picasso – Tấm gương cho bé bài học: Nếu không tự tạo lập cơ hội cho chính mình thì ta chẳng bao giờ có cơ hội cả

Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20, ông cùng với Georges Braque là hai người sáng lập trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố.

Tuy nhiên, thuở niên thiếu, Paulo Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Không chấp nhận sống cả đời trong cuộc sống nghèo khổ, đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo quanh các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picasso không?”. Chưa đầy một tháng, tên tuổi của ông đã lan khắp Paris, tranh của ông bán được và ông trở nên nổi tiếng từ đó.

Ông cũng là họa sĩ nổi tiếng duy nhất có cuộc sống giàu có, hạnh phúc khi ông đang còn sống. Rất nhiều họa sĩ khác chỉ giàu có khi đã qua đời.

Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?

Thành công sẽ đến với những người tài giỏi và theo đuổi đam mê của mình, tuy nhiên nó sẽ đến nhanh hơn nữa nếu bạn tạo cơ hội để nó xảy ra.

Đọc thêm: Đứa trẻ có tư duy logic sẽ dễ thành công – Bố mẹ hỗ trợ bé bằng cách nào?

Picasso

Picasso với những bức tranh độc đáo vô cùng nổi tiếng

2. Chu Văn An: Tấm gương về lối sống trung thực, bất chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải….

Ngay từ nhỏ, tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Chu Văn An đã được mẹ là bà Lê Thị Chiêm lo cho ăn học chu đáo. Vốn có lòng hiếu học, coi việc học làm đầu nhưng không cầu danh lợi, thú vui lớn nhất của Chu Văn An ngay từ nhỏ là ở nhà đọc sách.

Khi thi đỗ Thái học sinh, tức tiến sĩ dưới triều Trần, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà.

Một trong những nguyên tắc cốt yếu để cảm hóa học trò của thầy Chu Văn An chính là: muốn dạy bảo trò tốt thì thầy phải nghiêm, phải luôn là tấm gương đạo đức cho học trò. Thầy giáo Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi.

Tài đức và danh tiếng của thầy Chu Văn An vang đến kinh đô Thăng Long, vua Trần Minh Tông (lên ngôi năm 1314) mời ông ra kinh thành dạy học tại Quốc Tử Giám, ngôi trường lâu đời, chuyên đào tạo các hoàng tử, con các vị quan lại với mong muốn thầy Chu sẽ truyền đạt những giáo lý Nho giáo của mình cho họ, những người rất có thể sẽ trở thành những bậc đại quan trong triều đình sau này.

Đọc thêm: 16 mẹo giúp bé ham mê đọc sách.

Chu Văn An là chủ xướng 4 quan điểm sau:

Cùng lý: bàn cãi cho biết lý lẽ của sự vật. Chính tâm: luôn luôn giữ lòng mình cho chính, không làm điều gì trái với lương tâm. Tịch tà: chống lại tà thuyết, những điều nhảm nhí. Cự bí: đấu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc làm hại đến nhân tâm.

Chu Văn An có nghị lực chuyên cần học tập, nghiêm khắc sửa mình khi trưởng thành. Ông đạt đến mức thông minh, bac sử, tài năng đức độ hơn hẳn các nho sĩ đương thời.

Đến đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần ( Thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách.

Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, đời sống nhân dân lầm than. Cảm xót trước vận mệnh nước nhà, thầy đã nhiều lần can ngăn và dâng sớ chém 7 nịnh thần nhưng đều bất thành nên cáo quan về dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.

Thầy Chu Văn An

Thầy Chu Văn An vô cùng cương trực

3. Walt Disney: Thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại, cần phải có niềm tin, lòng can đảm để đi đến thành công

Walt Disney người sáng lập ra hãng Walt Disney với rất nhiều bộ phim hoạt hình mê hoặc trẻ em và người lớn trên toàn thế giới. Walt Disney đã từng chia sẻ về thất bại lớn nhất cuộc đời mình. Ông đã từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star chỉ vì họ nói rằng: “ông thiếu trí tưởng tượng và không có những ý tưởng tốt”, bộ phim hoạt hình chú chuột Mickey nổi tiếng ngày đó cũng từng bị từ chối nhiều lần vì họ e ngại bộ phim sẽ khiến phụ nữ sợ hãi. Bộ phim “Ba chú heo con” cũng rơi vào tình trạng tương tự vì nó chỉ vẻn vẹn có 4 nhân vật và công ty đầu tiên của ông, Laugh-O-Gram animation studio bị phá sản.

Ông đã từng phải dùng than vẽ lên giấy vệ sinh vì không có tiền. Cứ thế thất bại này nối tiếp thất bại khác, có thể bạn không tin nhưng ông đã từng bị từ chối 302 lần trước khi gom góp đủ tiền thành lập công ty Walt Disney, công ty đã kiếm được hàng tỷ đô mỗi năm.

Tìm hiểu về nếp nhăn trên não trẻ.
Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.

Walt disney

Những nhân vật hoạt hình của Walt Disney nổi tiếng trên toàn thế giới

Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình:

Tin tưởng: Tin vào bản thân mình.

Suy nghĩ: Suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có.

Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.

Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình sẽ có một sự phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần đặc biệt là tính cách. Với mong muốn đó, các bậc phụ huynh luôn để tâm tới việc dạy cho con những thói quen, đức tính tốt đẹp. Nhưng để việc dạy dỗ con trẻ hiệu quả cao hơn, cha mẹ nên đưa ra những tấm gương cụ thể, để con trẻ noi theo, thay vì những lời rao giảng chung chung về đạo đức, lối sống. Những tấm gương đó chính là hình ảnh minh họa sống động cho những lời giảng của cha mẹ, thầy cô.


Đọc thêm các bài viết khác tại:

Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm.
14 bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa học từ chuyên gia Nhật Bản.
Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo.

Leave a Reply