Trẻ em là đối tượng rất dễ gặp phải các tổn thương não do các tác động bên ngoài hoặc bị biến chứng từ những căn bệnh thông thường bởi cấu tạo não bộ của trẻ giai đoạn này chưa thực sự phát triển và hoàn thiện. Một số tổn thương não phổ biến mà trẻ có thể gặp phải như sau.
Đọc thêm: Giải quyết mâu thuẫn giữa anh chị em như thế nào cho phải?
1. Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là tổn thương não phổ biến nhất ở trẻ. Đây là tổn thương xuất hiện khi vùng đầu và cổ của trẻ bị các tác động mạnh như bị ngã, bị đánh,…Nếu chẳng may trẻ bị va đập mạnh ở vùng đầu, mặt, cổ thì các phụ huynh cần phải lưu ý quan sát và theo dõi thường xuyên vì chấn động não có thể xuất hiện ngay các triệu chứng sau khi bị chấn thương nhưng cũng có thể các triệu chứng sẽ xuất hiện sau một khoảng thời gian.
Do cấu tạo não bộ của trẻ còn chưa hoàn thiện nên khả năng phục hồi khi bị chấn động não là rất chậm. Chấn động não là tổn thương rất nguy hiểm bởi nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tư duy và trí nhớ của trẻ sau này.
Đọc thêm: Nên rèn sự tự lập cho trẻ từ khi nào?
Tùy theo lực va đập mà chấn thương sọ não có các mức độ:
- Chấn động não là mức độ được coi là nhẹ nhất. Nếu bị ở mức độ này trẻ có thể hồi phục lại sau một thời gian ngắn.
- Nứt sọ: Nếu lực tác động tương đối mạnh thì trẻ có thể bị nứt ở phần xương sọ
- Dập não: Nếu ở mức độ nặng này thì các chức năng của não ở bên trong hộp sọ có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
- Tụ máu các loại: Khi bị một lực va đập rất mạnh thì các mạch máu trong não và hộp sọ có thể bị đứt, dẫn đến việc máu tụ lại trong não. Với trường hợp này thì chỉ còn cách phẫu thuật não để lấy ra phần máu tụ mới có thể cứu được mạng sống.
Đọc thêm: Một số sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
2. Viêm não
Đây là tổn thương não phổ biến ở trẻ có nguyên nhân từ việc não bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn khiến các mô não bị viêm làm phá hủy đi các tế bào thần kinh, gây ra xuất huyết hộp sọ. Các virus có thể gây viêm não là: virus gây bệnh sởi, bại liệt, quai bị, …Trẻ em bị bệnh có thể do bị lây truyền trực tiếp từ người khác thông qua tiếp xúc hoặc do bị côn trùng đốt.
Đối tượng mắc bệnh viêm não thường là trẻ em dưới một tuổi. Dấu hiệu của viêm não ở trẻ cũng rất dễ nhận biết như trẻ có thể bị động kinh, co giật, buồn nôn hay nôn mửa. Khi trẻ bị bệnh thì diễn biến của bệnh có thể xảy ra rất nhanh và nặng, có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Vì vậy, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.
3. Bại não
Đối với trẻ sơ sinh thì tổn thương não nguy hiểm thường gặp nhất là bị bại não. Tuy nhiên, căn bệnh này lại khó có thể chuẩn đoán sớm. Thông thường lứa tuổi có thể chuẩn đoán được bệnh là trên 2 tuổi. Vì vậy cha mẹ cần phải nhạy bén với các biểu hiện bất thường của con, để có thể tiến hành can thiệp kịp thời. Bại não có thể xuất phát từ một số nguyên nhân cấp tính như trẻ bị va đập, tai nạn hoặc bị viêm nhiễm thần kinh,…hoặc cũng có thể do những sự kiện xảy ra trong thai kỳ của mẹ khiến quá trình cấu tạo não bộ của trẻ diễn ra không bình thường.
Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
Trẻ bị bại não thường có biểu hiện ngu ngơ, phản xạ chậm và tư duy nhận thức kém phát triển. Hiện nay, với thành tựu của y học, bệnh bại não ở trẻ em đã có thể được chữa trị bằng một số các phương pháp vật lý trị liệu nhằm giúp trẻ nhận thức tốt hơn.
Trẻ em là lứa tuổi đang có nhiều sự thay đổi và phát triển về cơ thể, trong đó có cấu tạo não bộ. Vì vậy, cần phải lưu ý tránh cho trẻ khỏi những tác nhân gây nên tổn thương về não như tác động cả ngoại cảnh. Đặc biệt, khi trẻ mắc phải một số căn bệnh thông thường thì cần phải kịp thời điều trị để tránh những biến chứng không mong muốn của các căn bệnh gây tổn thương về não.
Đọc thêm các bài viết hay tại:
Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai. |
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ. |
Tìm hiểu về não trái của trẻ. |
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh. |