Có người cho rằng “truyện cổ tích sẽ khiến trẻ không thực tế”, bạn nghĩ sao?

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người nhân thì được người tiên độ trì

Hầu hết các câu chuyện cổ tích đều có kết thúc có hậu, thiện ác rõ ràng. Có lẽ chính điều này khiến một số cha mẹ cho rằng “truyện cổ tích sẽ khiến trẻ không thực tế” vì cuộc đời không giống như cổ tích.

Nhà bác học vĩ đại Albert Einstein đã từng nói “Nếu muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho chúng nghe truyện cổ tích, nếu muốn con bạn thông minh hơn, hãy đọc cho chúng nghe nhiều truyện cổ tích hơn nữa”. Khi các bé còn nhỏ tuổi, chúng ta không thể dạy trực tiếp các nội dung về đạo đức, tình yêu, cuộc sống, bạn bè…nhưng thông qua các câu truyện cổ tích các bé lại học được rằng trong cuộc sống phải yêu thương, giúp đỡ người khác, luôn phấn đấu vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì những câu chuyện cổ tích thần tiên có cách thức tiếp cận phù hợp và gần gũi với nhận thức của bé: cách thức thần kì.

Đọc thêm: Chuyện hay cho bé – Con chó tham lam.

Vậy truyện cổ tích mang lại điều giá trị gì cho trẻ nhỏ?

Những câu chuyện cổ tích minh họa một thế giới trẻ thơ đầy màu sắc của bé: sự nghèo khổ (Chử Đồng Tử), mất mẹ (Nàng Bạch Tuyết), đối mặt với loài vật độc ác (Cô bé quàng khăn đỏ), đối mặt với những người độc ác (Hansel và Gretel),sự ghen tị trong gia đình (Cô bé Lọ Lem). Các câu chuyện nói về sự nguy hiểm trong cuộc sống và xung đột theo cách thức phù hợp với khả năng tiếp thu và nhận thức của bé.

Những câu chuyện cổ tích giúp xâu chuỗi lại các tình huống bé được nghe kể để bé có các ý tưởng giải quyết những vấn đề mình gặp phải. Cái gì là tốt hay xấu? Bé sẽ gặp nhiều may mắn nếu bé là người tốt hay người xấu? Làm sao để bé trưởng thành và tự lập? Những câu chuyện cổ tích cung cấp cho bé những dấu ấn định hướng cuộc sống cho bé.

truyện cổ tích

Thế nhưng, các nhà giáo dục vĩ đại đã khẳng định, thế giới thần thoại cùng nhưng điều kì lạ không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Có lẽ nhờ vào những điều “không thực tế” trong các câu chuyện cổ mà chúng ta – những đứa trẻ năm xưa đang cùng nhau tạo lên một thế giới với đầy những điều kì diệu, không tưởng so với thế giới thời kì trước đây. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và bạn sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện có chiếc gương nhìn được nơi mình muốn thấy và ngoài đời chúng ta có hệ thống ảnh vệ tinh, hệ thống camera,…

Đọc thêm: Tư duy sáng tạo có phải dựa trên suy nghĩ logic.

Và điều cuối cùng Bé tư duy muốn hướng tới, đó là, dưới góc độ khoa học, trẻ trong giai đoạn 0-8 tuổi có sự phát triển vượt bậc của não phải, đó là bộ não điều khiển quá trình sáng tạo, ít quan tâm tới logic như não trái. Khi đó, những câu truyện cổ tích là phương cách tốt nhất khiến trẻ đặt những dấu ấn viên gạch đầu tiên để cho tinh thần trẻ phong phú, bay bổng hơn. Mà gần như không có cách nào thay thế được.

Vậy nên dù truyện cổ tích có “không thực tế” như cuộc đời thực nhưng những câu truyện đó đem đến cho trẻ những ước mơ bay bổng, kích thích và phát triển trí tưởng tượng của các em, mở cánh cửa sổ cho tâm hồn các em hướng vào những ước mơ đẹp đẽ, kích thích những khát vọng của các em. Những chủ nhân tương lai của thế giới mai sau sẽ xây dựng nên một thế giới với nhiều điều không tưởng hơn những gì chúng ta chứng kiến.   


Các bài viết hay của Bé tư duy tại:

Cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi có em như thế nào?
Nên rèn sự tự lập cho con từ khi nào?
Rèn luyện tư duy và dạy trẻ học thuộc lòng – Cái nào quan trọng hơn?
Phải làm gì với một đứa con trai hay khóc?

Leave a Reply