Khi cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ, trẻ sẽ gặp vấn đề tâm lý gì?

Đối với mỗi trẻ em, ngay từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, cấu tạo não bộ của trẻ tuy có những giai đoạn phát triển khác nhau nhưng vẫn có một số yếu tố có giới hạn nhất định. Theo thời gian, nhờ sự học hỏi, luyện tập mà trẻ có thể trở nên lanh lợi hơn, thông minh hơn, hoạt bát hơn, chăm chỉ hơn. Trẻ có thể phát huy được nhiều năng khiếu tiềm ẩn như hội họa, ca hát, thể thao. Tuy nhiên, những áp lực vượt quá giới hạn của trẻ mà không được sự chuẩn bị tâm lý trước đó sẽ gây cho trẻ một số vấn đề tâm lý nhất định.

5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.

gây áp lực cho trẻ 1

1. Những kỳ vọng quá giới hạn của bố mẹ so với cấu tạo não bộ của trẻ

Nhiều bậc cha mẹ có thể gây ra những áp lực cho con trẻ như: con phải học trường chuyên, trẻ phải luôn đạt thành tích cao, luôn đạt loại giỏi; trẻ phải làm việc ở những nơi danh giá, nổi tiếng, hoặc có đồng lương cao; trẻ phải chơi với những người bạn giàu có, sang trọng,… mà họ hoàn toàn không để ý rằng trẻ vẫn có một mức giới hạn nhất định do cấu tạo não bộ, cấu tạo thể chất ổn định bẩm sinh. Nhưng có hai hình thức chính mà các bậc cha mẹ kỳ vọng quá đáng vào con cái:

Một là: bố mẹ luôn ép buộc trẻ phải học thật giỏi, thành tích cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp. Vì vậy, họ luôn bắt trẻ học cả ngày lẫn đêm và hầu như chẳng bao giờ hài lòng với thành tích của trẻ.

Hai là: Các bậc cha mẹ luôn muốn con phải học theo sở thích của mình, theo đuổi những mong muốn của họ hay phải đạt được những mục tiêu mà họ muốn. Họ không suy nghĩ rằng nếu đặt lên vai con trẻ quá nhiều kỳ vọng sẽ gây ra nhiều vấn đề tâm lý rất tai hại về sau.

Những kỳ vọng thái quá của cha mẹ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do cha mẹ quá lo lắng cho tương lai con trẻ sau này; do cha mẹ muốn con thực hiện những ước mơ của mình trước đây còn dang dở; do cha mẹ đánh giá quá cao về khả năng của con cái; do sự cầu toàn của cha mẹ; do vấn đề giữ sỉ diện,… mà hoàn toàn không chú tâm đến cấu tạo não bộ vốn có ở trẻ vẫn có những giới hạn nhất định.

Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì?

gây áp lực cho trẻ

2. Hậu quả tâm lý khi cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái

Do ảnh hưởng của cấu tạo não bộ nên những trường hợp cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ mà trẻ không đạt được, khi ấy sẽ xuất hiện những hậu quả về mặt tâm lý như:

 Trẻ bị trầm cảm tuổi nhỏ, dễ xảy ra các trường hợp xấu như nghĩ quẩn, tự tử giống người lớn.

Trẻ mặc cảm, tự ti với bạn bè, với mọi người xung quanh nên sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu như bỏ học, chơi bời, tụ tập với nhóm người xấu để cướp bóc, sử dụng ma túy,…

Trẻ ảo tưởng về khả năng của bản thân nên sẽ không chịu nỗ lực, không phấn đấu trong học tập và trong cuộc sống,…

Việc đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ có thể gây ra những vấn đề tâm lý tiêu cực

Và còn rất nhiều hậu quả khác nữa nhưng quan trọng nhất là tình cảm gia đình sẽ bị rạn nứt, không hạnh phúc, thiếu niềm vui.

Nắm được đặc điểm cấu tạo não bộ của trẻ có những giới hạn nhất định về năng khiếu cũng như trí thông minh, các bậc cha mẹ hãy nên quan tâm và yêu thương trẻ hơn. Từ đó, bạn sẽ hiểu được trẻ muốn gì, thích gì và khả năng của trẻ sẽ đến đâu, dừng ở mức giới hạn nào. Từ đó, cha mẹ hãy đừng đặt quá nhiều kỳ vọng thái quá vào trẻ. Mến chúc các phụ huynh sẽ nuôi dạy được những đứa trẻ thông minh và hạnh phúc của gia đình luôn được giữ vững.


Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà.
Câu chuyện giúp bé rèn luyện nhân cách.
Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào?
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?

Leave a Reply