Chúng ta đều biết cha mẹ lúc nóng giận hay kích động sẽ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Điều đó không tốt chút nào cho mối quan hệ của cha mẹ với con sau này.
Vì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ tới các bậc cha mẹ những cách kiểm soát cơn giận để giáo dục trẻ hiệu quả nhé!
- Nhận ra dấu hiệu của cơn giận
Nhận ra những dấu hiệu cơn giận đang đến sẽ giúp cha mẹ dập tắt nó trước khi bùng nổ. Khi tức giận, ta thường cảm thấy bức bách ở ngực, xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và nói to hơn, bàn tay hay răng nghiến chặt, cơ thể đổ mồ hôi. Ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào như thế, hãy cố bình tĩnh và kiểm soát bản thân. Đừng để cơn giận có cơ hội bùng phát bởi nổi giận với con cũng không giải quyết được vấn đề gì.
- Tìm cách xua đi cơn giận
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để xua đi cơn giận là đếm từ 1 đến 20, mẹo này giúp bạn bình tĩnh và quên đi rằng mình đang giận dữ.
- Hít thở thật sâu
Hít 1 hơi thật sâu cũng là một cách kiềm chế cơn giận trước trẻ. Bạn sẽ thấy bình tĩnh hơn trước những trò quậy phá của con.
- Tuyệt đối không la mắng
Khi giận dữ, chúng ta thường có xu hướng nói to, quát mắng để thỏa cơn giận. Nhưng cách này chỉ làm mọi chuyện thêm tồi tệ đi. Nếu cứ để thói quen này tiếp diễn, trẻ sẽ coi việc cha mẹ la mắng là điều hiển nhiên và lời nói của cha mẹ không có trọng lượng với trẻ nữa. Bạn nên dành thời gian giải thích với trẻ hơn là la mắng lớn tiếng với chúng.
- Đừng quá nhạy cảm
Cha mẹ thường dễ nổi giận khi mọi việc không được như ý. Quá khuôn phép, quá kỷ luật và đặt ra quá nhiều nguyên tắc cũng là nguyên nhân khiến cha mẹ luôn giận dữ trước bất cứ hành động nào của con. Hãy thả lỏng đi nhé, đừng quá cầu toàn và tận hưởng hành trình làm cha làm mẹ của mình thật thoải mái nhé.
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ? |
Rèn luyện ý chí giúp trẻ sống độc lập tự tin như thế nào?. |
- Nói thầm với con
Nói thầm là một trong những cách kiềm chế cơn giận với trẻ rất hiệu quả. Mỗi khi muốn con dừng việc gì lại mà con vẫn ương bướng, không nghe lời, hãy thử thì thầm vào tai con. Con có thể sẽ tập trung vào điều mẹ đang nói thầm và quên đi trò nghịch ngợm của mình.
- Nhìn vào mắt con
Khi giận dữ, bạn hãy thử nhìn vào mắt con mình. Giao tiếp bằng ánh mắt với bé có thể mang đến cảm giác tĩnh tâm, giúp bố mẹ dần “hạ hỏa” mà không phải quát mắng ai cả.
- Đưa ra một số quy tắc cho trẻ
Nếu trẻ hay có những trò nghịch ngợm quá đáng khiến cha mẹ phải la mắng thường xuyên, hãy đề ra một số nguyên tắc để hạn chế những trò quậy phá đó. Và đưa ra hình phạt rõ ràng nếu trẻ vi phạm những quy tắc đó sẽ phải chịu phạt nghiêm khắc.
- Đặt mình vào vị trí của trẻ
Con trẻ cũng như những người khác, chẳng ai là muốn bị la mắng hay bị chỉ trích, sỉ vả kể cả khi mắc lỗi. Việc quát mắng không giúp trẻ tốt hơn mà chỉ có tác dụng thỏa mãn cơn giận của bố mẹ mà thôi. Vì vậy, trước khi định la mắng trẻ thì hãy đặt mình vào vị trí của con để cảm nhận, như vậy cũng là cách giúp xua đi cơn giận.
Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai. |
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ. |
- Ngủ ngon giấc
Việc hình thành một thói quen ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh và ở trạng thái tinh thần tốt. Khi đó bạn sẽ dễ dàng kiềm chế cơn giận dữ và điềm tĩnh hơn.
- Nhắm mắt cho qua
Đừng bao giờ gò ép con phải trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn hay hoàn mỹ, bởi chẳng có ai là hoàn hảo cả. Đôi khi bỏ qua việc làm sai của trẻ, “nhắm mắt cho qua” lại tốt hơn những lời nhắc nhở lớn tiếng.
Để con có một thời thơ ấu đẹp đẽ đáng nhớ và có cơ hội để phát huy hết tiềm năng của bản thân, các bậc làm cha làm mẹ cần học cách kiểm soát cơn giận với trẻ. Hãy thử những cách mình vừa chia sẻ với các bạn để việc nuôi dạy con có thêm nhiều niềm vui và đạt hiệu quả tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công!
Đọc thêm các bài viết được quan tâm tại:
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi. |
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ? |
Năng khiếu có di truyền hay không? |