5 cách giúp cha mẹ rèn luyện năng lực lãnh đạo cho trẻ

Cha mẹ cần phải rèn luyện năng lực lãnh đạo cho trẻ ngay từ nhỏ để trẻ có thể thích ứng và phát triển được trong sự cạnh tranh khốc liệt của xã hội hiện nay. Đây không chỉ là kỹ năng lãnh đạo nhóm mà còn là kỹ năng tự lãnh đạo để hoàn thành các công việc của bản thân mình, giúp trẻ chủ động và tư tin hơn. Vậy rèn luyện năng lực lãnh đạo cho trẻ bằng cách nào? Hãy áp dụng ngay những cách được các chuyên gia tư vấn sau đây.

  1. Tăng cường sự tiếp cận thông tin cho trẻ

Thay vì áp đặt hoặc ngăn chặn quyền truy cập các thông tin thì cha mẹ hãy cho con được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn thông tin hữu ích. Bởi điều này rất có lợi cho sự phát triển năng lực lãnh đạo của trẻ.

Khi trẻ tiếp cận với những thông tin mới thì cha mẹ hãy giải thích nó theo cách phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Hãy để trẻ được nhìn nhận và suy nghĩ về những phiền toái có thể xảy ra xung quanh gia đình hay xã hội. Điều này góp phần rất lớn trong việc truyền cảm hứng tư duy sáng tạo cho trẻ, để trẻ có thể trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi trong tương lai.

  1. Để trẻ có quyền được hỏi

Trẻ em vốn có sự tò mò và có thể đặt câu hỏi mọi lúc, mọi nơi, Cha mẹ đừng cảm thấy phiền toái mà hãy kiên nhẫn để giải đáp các câu hỏi cho trẻ. Bởi nếu cha mẹ cảm thấy phiền toái mà gặt đi sẽ làm trẻ giảm khả năng tìm tòi hay nhụt chí.

Hãy chủ động và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và trao đổi, đồng thời trong vài cuộc tranh luận hãy tạo cho con cơ hội giành chiến thắng. Dần dần ở trẻ sẽ hình thành được kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo. Đó là kỹ năng thương lượng.

Đọc thêm: Giúp trẻ phát triển cái tôi một cách văn minh không khó.

kỹ năng lãnh đạo

  1. Tạo cảm hứng để trẻ làm việc nhóm

Tham gia hoạt động nhóm sẽ giúp trẻ hiểu cách phân cấp các hoạt động. Trẻ sẽ có cơ hội phát huy những thế mạnh của bản thân. Bởi đây cũng chính là lúc trẻ có thể học hỏi các bạn, đồng thời cũng có cơ hội để giảng dạy.

Muốn làm lãnh đạo giỏi thì tinh thần sẵn sàng học hỏi từ những người xung quanh là điều cần phải có. Vì vậy hãy khuyến khích và truyền cảm hứng để trẻ hăng hái tham gia làm việc nhóm.

  1. Dạy trẻ cách chấp nhận những tổn thất có thể xảy ra

Những tổn thất sẽ giúp các nhà lãnh đạo học hỏi và rút ra bài học cho những nỗ lực tiếp theo. Tổn thất sẽ tạo dựng nên động lực và sức mạnh cho lãnh đạo. Vì vậy, khi còn bé, nếu trẻ có bị thua thiệt thì cũng không nên để trẻ phản ứng thái quá. Cha mẹ hãy cho trẻ biết rằng không phải lúc nào cũng có thể giành hết lợi thế bằng cách đừng đòi hỏi ở trẻ sự hoàn mỹ, hoặc tạo cho trẻ những áp lực quá lớn.

Tư duy phản biện có thể giúp não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần.
Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý và đối diện với thất bại một cách tích cực.
  1. Cho trẻ quyền được lựa chọn

Hãy để cho trẻ phát huy tính tự chủ bằng việc có quyền lựa chọn và đưa ra các quyết định. Cha mẹ đừng quá lo lắng mà chỉ nên theo dõi, chỉ dẫn trẻ, hoặc giúp đỡ khi trẻ đề nghị. Đây là kỹ năng mà trẻ cần phải học để trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, kỹ năng này sẽ giúp việc  hoạch định chiến lược trong một thời gian của lãnh đạo được hiệu quả hơn.

Có rất nhiều cách để cha mẹ có thể rèn luyện năng lực lãnh đạo cho trẻ. Cha mẹ hãy dựa theo những hoàn cảnh và điều kiện để áp dụng vào thực tế. Hãy chuẩn bị cho con những kỹ năng tốt nhất trước khi con trưởng thành và bước chân vào xã hội.


Đọc thêm các bài viết khác tại đây:

Mẹ và con gái: 6 Bài học về thái độ sống của mẹ giúp ảnh hưởng tích cực lên tư duy của con gái.
Tư duy phê phán theo hướng tích cực sẽ giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng.
4 cách tăng chỉ số EQ cho trẻ tại nhà.

Leave a Reply