7 bước gỡ bỏ một thói quen xấu cho trẻ

Hầu hết những đứa trẻ đều có những thói quen không tốt, những thói quen tiêu cực rất khó để thay đổi hoặc cải thiện chúng nhưng chúng ta có thể làm được.

Để thay đổi những thói quen ấy, cha mẹ cần phải kiên trì và có những biện pháp phù hợp. Điều quan trọng là chúng ta phải ngăn những tật xấu này trước khi chúng định hình trong tính cách của trẻ, ăn sâu vào tư duy của trẻ. Nhưng nếu lỡ rồi thì hãy cùng đọc bài viết sau đây để biết cách gỡ bỏ một thói quen xấu cho trẻ như thế nào và mất bao lâu.

1. Cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa về những thói quen của trẻ

Cha mẹ nên tìm hiểu thói quen ở trẻ có cần phải xóa bỏ hay không. Nếu chỉ là một thói quen nhỏ thì bạn không cần phải can thiệp hoặc đơn giản là chấp nhận chúng. Bởi vì các thói quen ấy đôi khi là cách thư giãn và sẽ tự biến mất theo thời gian. Nhưng nếu đó là những thói quen ảnh hưởng nhiều đến trẻ như ngoáy mũi, rung đùi khi ngồi, ăn uống nhồm nhoàm, há miệng lớn khi nhai,… thì bố mẹ cần phải có biện pháp để can thiệp.

Đọc thêm:

9 điều cần lưu tâm trong việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ nhỏ.

Cách giúp trẻ biết bày tỏ lòng biết ơn và thực hành khen ngợi.

2. Cân nhắc xem có cần sự hỗ trợ của bác sĩ hay không

Bố mẹ hãy tìm hiểu những nguyên nhân nào tác động đến trẻ khiến trẻ phải giật mình trong đêm, khiến trẻ hay cắn móng tay, kéo tóc, ngoáy mũi, đập đầu hoặc nghiến răng. Trẻ có những biểu hiện nhất định như chán nản, mệt mỏi, giận dữ, khó chịu.

tri-thoi-an-va-1

Trẻ em rất dễ có những thói quen xấu

Phụ huynh nên để ý và theo dõi thật sâu sắc những thói quen ấy càng nhiều càng tốt. Từ đó, bạn hãy điều chỉnh môi trường phù hợp cho trẻ để giúp trẻ loại bỏ dần các nguyên nhân gây ra những thói quen xấu ấy. Nếu trẻ hay giật mình, nghiến răng, nói mơ ngay sau khi bố mẹ chuyển trường học cho trẻ hoặc thay đổi cô bảo mẫu, bạn cần chú ý và suy ngẫm lại sự lựa chọn của bạn. Nếu trẻ ngoáy mũi thì bạn cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai, mũi, họng vì có thể trẻ đang bị nhiễm khuẩn. Trong rất nhiều trường hợp khác bạn có thể tham vấn bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

3. Bố mẹ hãy cho con hiểu đó là thói quen xấu cần gỡ bỏ

Trước khi thực hiện, hãy đảm bảo là đứa trẻ của bạn đã hiểu rằng con cần phải thay đổi thói quen đó để tốt cho con, hãy dùng các câu mang tính nhân quả như “nếu con làm….thì con sẽ bị….”. Tiếp theo, hãy quan sát thái độ của trẻ và cảm nhận xem trẻ có ghi nhớ lời nói đó hay không. Bạn tiếp tục tục trao đổi với trẻ hàng ngày và cùng trẻ làm cam kết như “con đồng ý không? mẹ con mình cùng cố gắng nhé…”.

4. Thống nhất cách thực hiện với trẻ

Rất nhiều bố mẹ bỏ qua bước này vì không hiểu tầm quan trọng của sự thấu hiểu ở trẻ. Nếu trẻ hiểu thì bạn và trẻ cùng hợp lực thực hiện xóa bỏ thói quen xấu đó. Nếu không, đó chỉ là cuộc chiến của riêng cha mẹ, trong khi trẻ coi mình là người bị hại.

Đọc thêm:

Đừng nhầm lẫn giữa ích kỷ và cái tôi ở trẻ.

Thế nào là giáo dục thành công một đứa trẻ.

5. Tự xem xét và sửa chữa những thói quen xấu của bố mẹ

Ở trẻ em, tư duy của trẻ rất đơn giản, trẻ giống như bản sao, thường bắt chước lại những hành động của người lớn, nhất là cha mẹ – những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Bạn hãy xem xét lại mình có thường cắn móng tay, ngồi rung đùi, cười to hay không? Nếu có, bố mẹ hãy chủ động sửa chữa để làm gương cho con trẻ. Đây cũng là một trong những cách điều trị thói quen xấu của trẻ rất hiệu quả và khả thi.

day-con-nghe-loi

Bạn cũng nên xem xét tình hình sức khỏe của trẻ

6. Đặt ra những quy tắc và có động viên khuyến khích trẻ

Việc thiết lập, đặt ra những quy tắc là khá quan trọng để loại bỏ những thói quen xấu ở trẻ em. Việc này sẽ giúp trẻ hiểu được nếu trẻ vi phạm các quy tắc thì bé phải có trách nhiệm và chấp nhận những hậu quả. Bên cạnh đó, đây cũng là một phương pháp để bố mẹ kiểm soát những thói quen không tốt của mình.

7. Thực hiện một cách kiên trì, không dễ dàng từ bỏ

Không có một tiêu chuẩn thời gian cụ thể để xác định trẻ sẽ bỏ được những thói quen xấu của mình, nhưng thường thì mất vài tuần tới hàng tháng. Tùy vào thói quen ấy khó sửa hay dễ sửa, sửa sớm hay muộn, tùy vào sự cố gắng ở trẻ, sự động viên của bố mẹ mà thời gian khắc phục thói quen xấu của con trẻ có thể dao động khá lớn. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung nhất trong việc giúp trẻ gỡ bỏ những thói quen không tốt đó là sự kiên trì, kiên nhẫn của bố mẹ.

Hy vọng với những cách làm trên đây, các bậc phụ huynh sẽ áp dụng hiệu quả, sẽ dạy bảo con mình thật tốt, khắc phục được những thói quen không tốt của trẻ để trẻ phát triển hoàn thiện hơn. Và lời nhắn cuối cùng mà Bé tư duy muốn gửi tới cha mẹ đó là, bạn hãy thật cẩn thận khi thấy con bắt đầu có những hành động xấu lặp đi lặp lại, hãy nhẹ nhàng sửa ngay trước khi thói quen đó ăn mòn vào tiềm thức của con mình.


Các chủ đề được quan tâm:
Giúp trẻ khám phá thế giới.

Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Leave a Reply