8 TIPS (mách nhỏ) giúp cha mẹ có thể cho con một tuổi thơ tươi đẹp

  1. Kết nối có chất lượng với con
    Mỗi ngày hãy dành cho con ít nhất 10 phút, hãy đặt tên nó là “giờ của con” hay “giờ của Tít”. Trong 10 phút đó bạn tập trung hoàn toàn tâm trí để làm một việc gì đó theo ý con hoặc theo ý cha mẹ. Hãy nhớ tập trung hoàn toàn tâm trí với con, bỏ ĐIỆN THOẠI RA CHỖ KHÁC.

    Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
    Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà.
  2. Luôn luôn giữ bình tĩnh
    Bất cứ có chuyện gì xẩy ra với con bạn đi chăng nữa (con đánh nhau với bạn, con bị điểm kém, con nói dối, con không ăn…) bạn cần phải giữ bình tĩnh. Mọi người đều có cảm giác rằng mọi thứ rất cấp bách rồi thế nhưng sự thật không phải như vậy, con bạn luôn luôn có thể chờ đợi để bạn làm chủ cảm xúc của mình.
  3. Kết nối với con bạn khi bạn cần chỉ cho con giới hạn
    Hãy đừng đứng trong bếp và quát vọng ra rằng “dọn dẹp đồ chơi đi, lau sạch bàn đi, đi ngủ đi…” mà hãy đến gần con nhất con thể, ngồi xuống gần con và giải thích cho con về giới hạn cần phải tuân theo, con sẽ “hợp tác” hơn.

    5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
    Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
  4. ĐỪNG chấm dứt đột ngột một cuộc nói chuyện với con
    Nếu con nói “Con không thích ăn chuối, con sẽ không bao giờ ăn chuối” và bạn nói với con rằng “con phải ăn” có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ biết rằng điều gì đang thật sự diễn ra, thay vào đó hãy ngồi xuống và hỏi “hãy nói cho mẹ biết sao con lại không thích nào”.
  5. CHÀO ĐÓN những giọt nước mắt
    Cha mẹ thường có thói quen dỗ dành bé mỗi khi bé khóc để bé nín khóc nhưng điều đó chưa hẳn đúng. Nhiệm vụ của cha mẹ đó là trở thành một nơi mà bé cảm thấy đủ an toàn để thể hiện những nỗi lo sợ và những cảm xúc bất thường của mình.
    Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
    Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ

    kid-with-painted-hand_1187-2971

  6. Để con được CƯỜI càng nhiều càng tốt
    Nụ cười sẽ giúp con bạn cảm thấy an toàn, đặc biệt sẽ KẾT NỐI con với cha mẹ khi chúng rời xa bạn.
  7. Giúp con hiểu được việc NỖ LỰC TỰ THÂN
    Điều này rất quan trọng, bạn phải cho con hiểu rằng để đạt được một điều gì trong cuộc sống con cần nỗ lực vượt qua những khó khăn cũng như chăm chỉ rèn luyện bản thân mình.
  8. Hạn chế DỪNG một đứa bé đang chơi
    Nếu con bạn đang chơi 1 trò chơi nào đó quên mất cả bản thân mình thì điều đó có thể cho thấy đam mê của con với việc đó, nên cha mẹ đôi khi cần biết để cho con được thoải đam mê của mình. Điều này rất tốt cho con đến tận khi con lớn lên.
     (Tổng hợp)

Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

Leave a Reply