Đó là tựa đề cuốn sách của Urako Kanamori do Phạm Lê Dạ Hương dịch. Cuốn sách nhấn mạnh, mỗi đứa trẻ đều mang trong mình một “sức mạnh” tuyệt vời. Nhưng trước hết, chúng ta phải tin tưởng vào sức mạnh ấy đã! Khi được tin cậy, “sức mạnh” bên trong trẻ sẽ được nuôi dưỡng một cách tự nhiên. Đồng thời tác giả khẳng định trò chuyện sẽ khai phá sức mạnh ấy từ nhiều góc độ. Nhưng trước khi có thể giao tiếp đúng đắn với trẻ, chúng ta cần tránh những sai lầm được nhắc đến trong bài viết sau đây.
Giao tiếp tốt với con là một trong những điều cần thiết của người làm cha, làm mẹ. Cha mẹ cần tránh những sai lầm phổ biến của khi giao tiếp với trẻ dưới 6 tuổi. Bởi vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới bước đầu của việc hình thành nhân cách ở trẻ.
Đọc thêm: 6 bí quyết giúp trẻ nhiệt tình tham gia các hoạt động trong cuộc sống.
Những đặc điểm giao tiếp của trẻ dưới 6 tuổi
Trẻ dưới 6 tuổi hay còn được gọi là trẻ trong độ tuổi mầm non, đây là độ tuổi mà trẻ đã biết háo hức với việc khám phá thế giới xung quanh. Và đặc biệt, trẻ rất nhạy cảm với thái độ của người lớn khi giao tiếp với mình.
Giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ cũng chưa hoàn thiện nên thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý kiến. Trẻ thường hay bị diễn đạt sai hoặc không hết ý gây nên tình trạng cáu gắt và ăn vạ. Vì vậy, cha mẹ cần tạo môi trường thuận lợi cho con tăng cường khả năng giao tiếp của bản thân.
Giao tiếp có khả năng khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của trẻ
Vai trò của việc giao tiếp tới sự phát triển tư duy của trẻ
Nói chuyện với con, nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải người cha người mẹ nào cũng làm được tốt. Đôi khi chính sự vô tâm của mình mà chúng ta đang phạm phải một số lỗi cơ bản trong giao tiếp với con trẻ.
Chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc giao tiếp với trẻ. Giao tiếp với trẻ, ngoài việc tăng cường tình cảm giữa cha mẹ và con cái thì bạn đang giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn về thế giới rộng lớn xung quanh. Những câu hỏi tưởng chừng ngây ngô lại chính là những nguồn thông tin quý giá đối với trẻ.
Hơn nữa, khi giao tiếp với con bạn còn đang góp phần vào việc định hướng sự hình thành nhân cách, cảm xúc của trẻ một cách đúng đắn. Những trẻ có khả năng giao tiếp tốt từ nhỏ thì khi lớn lên tỉ lệ trở thành người thành đạt cao hơn nhóm trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp.
Những sai lầm phổ biến của bố mẹ khi giao tiếp với trẻ dưới 6 tuổi
Một lỗi nữa mà các bậc cha mẹ hay mắc phải là không chú tâm khi giao tiếp với con. Ta thường hay nghĩ rằng những đòi hỏi hay thắc mắc của trẻ là vớ vẩn nên chỉ trả lời hay đáp ứng một cách qua quýt. Lúc này, ta đang làm một tấm gương xấu cho trẻ trong việc tôn trọng người khác. Vì vậy, mỗi khi con muốn nói chuyện hãy tắt tivi, đặt báo xuống hoặc tạm dừng các công việc bạn đang làm để ngồi xuống nói chuyện với con một cách chú tâm nhất. Lúc này trẻ sẽ cảm nhận được vị trí quan trọng cũng như sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho mình. Vậy nên, hãy luôn thể hiện sự chân thành trong các cuộc nói chuyện với trẻ.
Coi thường trẻ khi nói chuyện. Người lớn thường cho rằng trẻ còn bé nên thường áp đặt ý muốn của mình lên trẻ và bắt phải nghe theo. Điều này gây tổn thương rất lớn đến tâm lí của trẻ. Lâu dần sẽ hình thành ở trẻ sự tự ti, nhút nhát. Hãy tránh sử dụng những từ ngữ thể hiện sự coi thường hay cười cợt làm trẻ xấu hổ trước những người khác. Thay vào đó, là những lời động viên, khuyến khích trẻ tự tin thể hiện bản thân mình. Đừng coi mình ở vị thế trên mà hãy đặt mình ngang hàng như một người bạn với trẻ để cuộc trò chuyện trở nên dễ dàng hơn.
Một số cách giúp tăng khả năng giao tiếp với trẻ dưới 6 tuổi
Hãy cố gắng làm tăng vốn từ ngữ cho con. Cha mẹ bận rộn nên trẻ thường bị giới hạn trong môi trường khép kín từ gia đình tới nhà trường, gặp gỡ những đối tượng cố định. Vì vậy, muốn tăng cường vốn từ cho con, cha mẹ hãy tạo cơ hội cho bé thay đổi môi trường như: công viên, sân chơi công cộng, sở thú, siêu thị… Mỗi dịp đó hãy cố gắng nói chuyện với con thật nhiều. Tăng cường giải thích cho trẻ những sự vật mới lạ xuất hiện ở các nơi đó.
Trò chuyện nhiều với con. Trong các cuộc trò chuyện, cha mẹ không chỉ giúp con tăng vốn từ mà nó còn là những bài học mẫu cho trẻ trong cách giao tiếp thông qua người giáo viên là chính bạn. Từ cách nói chuyện của người lớn, trẻ sẽ học được cách trình bày ý muốn, cách khám phá thế giới hay đơn giản là cách hình thành cảm xúc cá nhân.
Đọc thêm: Cách sử dụng âm nhạc để kích thích thính giác trẻ và cân bằng cuộc sống trong gia đình.
Rất nhiều cha mẹ không biết cách giao tiếp với trẻ
Hãy lắng nghe con nhiều hơn. Thật lạ phải không bạn, lắng nghe là yếu tố quan trọng mà người lớn cần học hỏi khi học cách giao tiếp với trẻ. Những đứa trẻ dưới 6 tuổi thường chưa đủ ngôn ngữ để lý giải các vấn đề ngay lập tức nhưng chúng cũng bắt đầu muốn nói ra suy nghĩ của chính mình. Vì thế, hãy chờ trẻ một chút, hãy ngồi hoặc quỳ đối diện với trẻ để trẻ cảm nhận được sự gần gũi, hãy khen khi trẻ diễn đạt được suy nghĩ của mình dù khó khăn…
Đừng trở thành cha mẹ siêu nhân, cái gì cũng biết trước mặt trẻ. Ban dầu, tôi cũng nghĩ đây là một lời khuyên có vẻ “ngốc xít”, thế nhưng sau khi tìm hiểu thì tôi hoàn toàn khâm phục và làm theo. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nói chuyện với một người siêu giỏi và luôn có ý tưởng nhanh chóng, hẳn bạn sẽ “áp lực” lắm phải không? Cách làm đúng dành cho bố mẹ đó là, hãy khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến trước, rồi góp ý và cùng con tìm hiểu thêm. Qua đó, bé vừa cảm thấy được tôn trọng, vừa học được cách giải quyết vấn đề.
Cuối cùng, luôn giao tiếp tích cực. Giao tiếp hàng ngày hãy luôn luôn nói những điều tích cực mang nghĩa động viên, khích lệ, hãy chú ý tới nỗ lực thường ngày của trẻ. Đừng bao giờ khiến trẻ nản chí và ngừng nỗ lực phát triển bản thân. Đó là cốt yếu của vấn đề.
Với trẻ dưới 6 tuổi thì việc giao tiếp rất quan trọng và nó ảnh hưởng lớn tới nhân cách của trẻ sau này. Do đó cha mẹ cần thận trọng để tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.
Tìm hiểu thêm:
Nên rèn sự tự lập cho con từ khi nào? |
Rèn luyện tư duy và dạy trẻ học thuộc lòng – Cái nào quan trọng hơn? |
Phải làm gì với một đứa con trai hay khóc? |