Cô bé Bảo Ngọc – 10 tuổi đến từ Tuyên Quang vừa gây sốt cộng đồng mạng xã hội. Vì mới 10 tuổi, nhưng cô đã bắt đầu “sự nghiệp” như một doanh doanh nhí thực sự qua việc kinh doanh chè bưởi từ khi 7 tuổi. Ở cùng độ tuổi với cô bé, các bạn nhỏ khác còn chưa độc lập về mặt tinh thần chứ chưa nói đến vấn đề tài chính và tự quán xuyến công việc kinh doanh của mình.
Thành công của cô bé này đến từ việc bé đã được rèn luyện đầy đủ những kỹ năng mềm để tự phục vụ bản thân và bắt đầu công việc từ khi còn rất trẻ.
Từ những chia sẻ trong bài phỏng vấn của cô Bống – Bảo Ngọc, chúng ta có thể thấy cô bé được rèn luyện đầy đủ một số kỹ năng mềm mà cha mẹ cần dạy cho trẻ tiểu học.
Giúp bé tránh bị xâm hại bằng quy tắc 5 ngón tay
1.Kỹ năng bảo vệ và tự phục vụ bản thân
Đây là kỹ năng quan trọng đầu tiên, đặc biệt đối với lứa tuổi tiểu học. Các con cần có những nhận thức cơ bản về chính bản thân mình, biết vệ sinh, chăm sóc bản thân và ứng xử đúng khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
2.Kỹ năng quản lý thời gian
Cô bé đã biết cân bằng thời gian giữa việc kinh doanh và việc học. Trước khi đi ngủ, cô bé biết lập kế hoạch công việc cho ngày hôm sau. Đây là một cách rất tốt để các bạn hình thành thói quen tốt về việc luôn đúng giờ, sắp xếp thời gian biểu hợp lý và quản lý những kế hoạch nho nhỏ của mình.
5 quan điểm giáo dục trẻ em nổi tiếng của người Nhật
3.Kỹ năng giải quyết vấn đề
Khi ý tưởng nấu chè bưởi để bán xuất hiện, cô bé Bảo Ngọc đã thực hiện tất các bước gồm: phân tích vấn đề, lựa chọn các hướng giải quyết, lên kế hoạch thực hiện và theo dõi, đo lường kết quả.
Cô bé phân tích chè bưởi có nguồn gốc từ miền Nam và là món người miền Bắc thích ăn, nên bé chọn món chè này để khởi nghiệp. Bé đã biết tìm công thức nấu chè trên mạng và đã trải qua 15 lần thất bại để dần dần rút kinh nghiệm và cuối cùng nấu được món chè như mong muốn.
Con gái thừa hưởng trí thông minh của ai?
Có nên dạy con về tiền bạc từ sớm
4.Kỹ năng quản lý tài chính
Bé tiết lộ bí quyết chi tiêu và tiết kiệm bằng cách chia tiền kiếm được ra làm 6 chiếc ví theo tỷ lệ:
• Ví Đầu tư vào nguồn vốn = 50%, thường với người lớn thì đây sẽ là món chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như ăn mặc ở, nhưng vì Bống còn nhỏ nên bố mẹ đã lo việc này, Bống dùng tiền này cho vào nguồn vốn nhập hàng về bán.
• Ví Tự do tài chính = 10%, đây là món tiền không lớn nhưng vẫn được gửi tiết kiệm theo hình thức “gửi góp” hàng tháng tại ngân hàng. Bống dự định sau này có thể trích ra để mua cổ phiếu.
• Ví Tiết kiệm dài hạn = 10%, món tiền này để tiết kiệm dài hạn, Bống có thể dùng nó để mua món đồ đắt tiền (như bây giờ là Bống đang có kế hoạch để mua xe đạp điện).
• Ví Giáo dục đào tạo = 10%, món này Bống dùng để tham gia các lớp học, mua sách vở… Bống biết, cách đầu tư tốt nhất chính là đầu tư vào học tập. Và mùa hè này Bống sẽ tham gia một khóa học khá đặc biệt dành cho những người muốn khởi nghiệp thành công.
• Ví Hưởng thụ = 10%, Bống dùng số tiền này để chăm sóc bản thân, như là mua những đôi giày yêu thích, thỉnh thoảng đi ăn những món ăn yêu thích, đi xem phim…. Còn nếu có dự định cho một chuyến du lịch cùng cả nhà thì Bống sẽ tự điều chỉnh để có tiền tham gia góp chi phí cùng gia đình.
Có nên tạo áp lực cho trẻ dưới 6 tuổi
• Ví Cho đi = 10%, số tiền này Bống dùng để làm từ thiện, đi thăm bạn bị ốm hoặc mua quà cho người thân nhân dịp sinh nhật, 8/3 cho mẹ, 20/10 tặng thầy cô.
Cha mẹ có thể áp dụng phương pháp 6 ví tiền này để phát triển thói quen quản lý tiền của trẻ. Công thức của 6 ví tiền do T. Harv Eker lập ra. Ông là tác giả của cuốn sách bán rất chạy “Bí mật tư duy triệu phú”. Theo Harv Eker, bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp 6 ví tiền để quản lý tiền bạc, kể cả khi bạn nghĩ rằng mình không có nhiều tiền để quản lý. Thậm chí với 100 nghìn đồng, bạn vẫn có thể bắt đầu phương pháp này.
Rèn luyện kỹ năng mềm cho trẻ là hành trình dài, liên tục và cần sự chú tâm cũng như kiên trì của cha mẹ. Vì thế, khi đã hiểu vấn đề rồi, cha mẹ nên liên tục trau dồi tư duy cho bé hàng ngày.
Đọc thêm:
6 cách phát triển ngôn ngữ của trẻ
Mẹ sẽ làm gì khi con bị điểm kém?
Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ