- Tôi nhớ một chú công an từng nói: “Đừng dọa trẻ con rằng nếu chúng không ngoan, sẽ bị công an bắt. Chúng tôi hy vọng lúc chúng cảm thấy sợ hãi sẽ chạy về hướng chúng tôi, chứ không phải bị chúng tôi dọa chạy”.
- Đừng chọn lúc ăn cơm để mắng mỏ, dạy dỗ trẻ, có chuyện gì cũng phải để sau bữa ăn. Tới tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác khi vừa khóc vừa nhét thức ăn vào miệng, cảm giác bỏng rát từ họng đến dạ dày, thật sự rất khó chịu.
- Khi chơi đùa cùng các bạn nhỏ khác, đừng khăng khăng nhất mực bắt con mình phải nhường nhịn, từ chối. “Cho bạn chơi một lúc thì có làm sao?” “Bị bạn đẩy một cái thì có làm sao?” “Bạn ăn một miếng thì có làm sao?”… Nhường nhịn thỏa đáng, nhường nhịn cũng phải tùy trường hợp, cứ lúc nào cũng nhường, cũng nhịn sẽ khiến đứa trẻ khi lớn lên trở nên yếu đuối, sợ người.
- Tất cả những ngôn ngữ liên quan đến phủ định và giận cá chém thớt. Rất nhiều lời nói ra trong lúc vô tình, sẽ theo đứa trẻ tới tận khi chúng lớn lên. Đừng coi trẻ con như cái thùng rác để xả cảm xúc.
- Một em nhỏ 3, 4 tuổi không biết học được ở đâu mấy câu chửi bậy, người lớn trong nhà nghe thấy chỉ biết cười to rồi khen thông minh.
Đọc thêm: Dạy con phát triển tư duy sáng tạo bằng cách không áp đặt.
- Đừng bao giờ so sánh con mình với con người ta. Trên thế giới này không có trẻ hư, chỉ có những bậc làm cha làm mẹ và những người làm thầy làm cô không biết giáo dục trẻ.
- Người mẹ hỏi đứa con: “Sau khi tuyết tan là gì?”. Đứa bé đáp: “Là mùa xuân, mẹ ạ!”. Người mẹ ngay lập tức đánh vào đầu đứa con: “Tuyết tan là nước chứ!”. Mong người lớn đừng bao giờ hạn chế, trói buộc trí tưởng tượng của con trẻ!
- Đừng lôi gia cảnh ra để làm áp lực cho trẻ con, đừng suốt ngày than vãn “Nhà mình nghèo”, “Nhà mình không có tiền”, “Nhà mình không so được nhà người ta”… Bởi thay vì trở thành động lực, rất có thể nó sẽ trở thành mặc cảm tự ti cho trẻ.
- Thay vì chỉ trích, hết chê trẻ học kém, làm không tốt, hãy thay bằng câu khích lệ, cổ vũ trẻ lần sau làm tốt hơn.
- Kiểm tra được 8 điểm, còn thiếu 2 điểm là được trọn điểm. Họ sẽ trách mắng, oán giận tại sao không giành được 2 điểm kia, phê bình con cái không biết cố gắng, mà quên thử nghĩ xem 8 điểm kia con họ đã làm cách nào để đạt được.
Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.