Hầu hết tư duy của trẻ chưa hoàn thiện nên có nhiều vấn đề phản ứng chưa đúng. Một trong những trường hợp thường gặp nhất là trẻ thiếu nhẫn nhịn, thiếu kiềm chế và bùng phát những phản ứng tiêu cực làm người lớn cảm thấy bực bội, làm bạn bè giận dữ, làm thầy cô phàn nàn. Với vai trò là cha mẹ, bạn có nên dạy trẻ biết nhẫn nhịn? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
1. Nhẫn nhịn là gì?
Nhẫn nhịn là sự độ lượng, giúp cho chúng ta có đức trong, tâm sáng, lòng thanh thản. Người có thể tự kiềm chế, biết nhẫn nhịn là người sâu sắc, giàu bản lĩnh thể hiện một cốt cách trí tuệ cao, có mưu lược, cao thượng.
Nhẫn nhịn là dằn lòng xuống. Nhẫn thường đi liền với các từ như nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫn nhục. Nhẫn nại có nghĩa là bền bỉ, chịu đựng những khó khăn nào đó để hoàn thành một công việc. Nhẫn nhịn là chịu nhịn, chịu dằn lòng xuống. Còn nhẫn nhục nghĩa là dặn lòng chịu đựng những điều cực khổ, tủi nhục. Tất cả đức tính đó là những biểu hiện tâm lí tự làm chủ bản thân rất cao trước những ảnh hưởng bên ngoài.
5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé. |
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này. |
2. Có nên dạy trẻ đức tính nhẫn nhịn?
Chúng ta nên dạy trẻ biết nhẫn nhịn vì trẻ còn nhỏ, chưa hiểu chuyện, chưa biết suy nghĩ nhiều nên dễ bùng phát và thiếu kiềm chế, thiếu kiểm soát cảm xúc cũng như hành vi của bản thân.
Chúng ta nên cho trẻ biết trong cuộc sống xã hội hằng ngày, sẽ không thể tránh khỏi mâu thuẫn và xung đột. Không nên việc bé xé ra to. Nếu chuyện nhỏ mà chúng ta cố chấp, không nhẫn nhịn, không biết cách tự kiềm chế thì sẽ làm hỏng những việc lớn hơn. Ông bà, cha mẹ thường khuyên bảo con cháu qua câu thành ngữ “Một điều nhịn là chín điều lành”. Cổ ngữ có câu: “Tiểu bất nhẫn bất thành đại sự”, nếu ta không biết nhẫn nhịn chuyện nhỏ thì việc lớn sẽ không thành công.
3. Dạy trẻ biết nhẫn nhịn bằng cách nào?
Cha mẹ hãy dạy trẻ đức tính nhẫn nhịn thông qua những biện pháp cụ thể như sau:
Đầu tiên, bố mẹ hãy kể cho bé nghe những tấm gương người thật, việc thật biết nhẫn nhịn để đạt được sự thành công. Hoặc bố mẹ cũng có thể sáng tác một câu chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn về đức tính nhẫn nhịn để kể cho bé nghe.
Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
Bước tiếp theo, bạn hãy rèn luyện đức tính nhẫn nhịn cho trẻ bằng cách giả định các tình huống cụ thể và động viên trẻ biết suy nghĩ cách giải quyết hợp lý nhất có thể như bị bạn chọc phá, bị người khác giành đồ chơi, bị la mắng,… Từ đó, bạn hãy gợi ý cho trẻ những hướng giải quyết thích hợp nhất như nói với người lớn, tìm cách tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của bạn,…
Bên cạnh đó, để rèn luyện sự nhẫn nhịn thì sự kiềm chế cảm xúc của bản thân cũng là một yếu tố quan trọng. Tự kiềm chế, nhẫn nhịn không chỉ giúp trẻ hành động cẩn trọng hơn mà còn góp phần giúp bé hoàn thiện những đức tính tốt, để thành công trong tương lai.
Cuối cùng, hãy cho con học về nhân/quả, nghĩa là nói cho con biết rằng mỗi hành động đều mang lại hậu quả nhất định. Ví dụ, nếu con không nhẫn nhịn con có thể khiến hình ảnh của mình trở thành thô lỗ, bạn bè không muốn chơi cùng con, con có thể khiến bạn bị đau và sẽ bị bố mẹ bạn hay công an bắt lại… Hay, xét về mặt tích cực khi con cư xử nhẫn nhịn, con trở lên là người mạnh mẽ, giỏi giang…
Nói tóm lại, trong hầu hết các trường hợp trong cuộc sống, con người cần sự nhẫn nhịn để vượt qua những mâu thuẫn nhỏ nhặt và hướng tới những điều lớn lao hơn. Vì vậy, bố mẹ hãy dạy trẻ học cách biết nhẫn nhịn càng sớm càng tốt nhé!
Đọc thêm tại:
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi. |
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh. |
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi. |
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ? |
Năng khiếu có di truyền hay không? |