Việc nuôi dưỡng con người được ví như trồng một cái cây, cây có đơm hoa, kết trái ngọt lành hay không thì tùy vào người chăm sóc. Trẻ nhỏ cũng như một hạt giống, các con cần được chăm sóc, dạy dỗ bằng những yêu thương, những bài học nhân văn mà chúng ta – những người làm cha làm mẹ, là những người đi trước phải có nhiệm vụ truyền đạt, chỉ dạy. “Uốn cây từ thủa con non” nên việc dạy đạo đức cho trẻ phải bắt đầu càng sớm càng tốt. Giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Nhân cách tốt có được từ được sự giáo dục và tự học hỏi. Người lớn phải dạy cho trẻ biết họ tin tưởng vào điều gì và tại sao lại thế. Dưới đây là một số cách giúp bạn tham khảo khi giáo dục về đạo đức cho con.
Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai. |
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ. |
- Giáo dục thông qua trò chơi
Vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này nên trò chơi là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất. Trong các loại trò chơi, trò chơi phân vai theo chủ đề có vị trí đặc biệt quan trọng. Trong trò chơi phân vai theo chủ đề có hai mối quan hệ, đó là quan hệ giữa người chơi với nhau và quan hệ giữa các vai chơi với nhau. Thông qua trò chơi cha mẹ có thể giáo dục trẻ về việc biết yêu thương, gắn bó với người thân; thân thiện với bạn bè cùng tuổi,…
- Cho con lao động vừa sức
Cha mẹ có thể giao cho con các công việc như lau bàn, thu dọn đồ chơi… Những việc phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bé cảm thấy mình tốt hơn, đồng thời biết quan tâm tới người khác. Thông qua lao động giúp trẻ hình thành những phẩm chất cần có của người lao động: có tinh thần trách nhiệm, tự giác.
Thường xuyên cho trẻ tham gia vào những công việc phù hợp lứa tuổi giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm và sự thân thiện với những người xung quanh. Để trẻ phụ giúp làm những việc vừa sức giúp trẻ có ý thức và trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ sẽ cảm thấy mình cũng là thành viên tích cực và có ích trong gia đình.
Đọc thêm: Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, cần cho trẻ làm các việc sau.
- Đọc cho trẻ nghe và giữ thói quen đọc sách trong gia đình
Cha mẹ có thể dùng những câu chuyện để giáo dục, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho con. Việc gia đình cùng nhau đọc một quyển sách là một phần quan trọng để truyền đi những giá trị văn hóa đạo đức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những câu hỏi và ý kiến của trẻ về các câu chuyện có thể giúp cha mẹ hiểu rõ thêm về những suy nghĩ, niềm tin và sự quan tâm của trẻ.
- Cha mẹ trở thành tấm gương cho trẻ
Các bậc phụ huynh có ảnh hưởng nhiều nhất đối với trẻ, luôn là những tấm gương cho trẻ nhìn vào và học tập. Cha mẹ phải làm gương và để ý hành vi đối với bạn bè và họ hàng là một cách hiệu quả để dạy trẻ biết thế nào là sống tốt với mọi người. Trẻ con bắt chước rất nhanh, kể cả thói xấu của người lớn. Các nhà nghiên cứu nghiên cứu khẳng định rằng con trẻ có thể học hỏi tất cả những đặc điểm của một tính cách tốt như quan tâm, tôn trọng, tự điều khiển, chia sẻ, cảm thông, khoan dung, kiên trì, an ủi, công bằng và lương tâm. Có nghĩa là chúng ta có thể dạy những đức tính này cho trẻ và làm như thế sẽ nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp làm tăng sự phát triển đạo đức của con trẻ.
Như vậy, với việc thực hiện các thói quen lành mạnh trên đây một cách khoa học, đều đặn, kiên trì thì cha mẹ có thể giúp bé trở thành một con người có trái tim ấm áp đầy yêu thương.
Đọc thêm:
Kinh nghiệm hay làm cha mẹ. |
Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà. |
Câu chuyện giúp bé rèn luyện nhân cách. |
Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào? |