Theo các nghiên cứu mới nhất, có tới 90% trẻ em trong giai đoạn từ 2-4 tuổi có khả năng chậm nói, chậm phát triển tư duy của trẻ về mặt ngôn ngữ, sự thật đáng báo động cho các cha mẹ đang dạy con sai cách hay quá thờ ơ với sự phát triển ngôn ngữ của con.
Đọc thêm: Cách giúp trẻ phát triển khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ.
-
Các biểu hiện của trẻ trong việc chậm phát triển tư duy của trẻ về mặt ngôn ngữ
Khi con bạn được 24 tháng mà bạn nhận thấy con mình có các biểu hiện sau:
- Con chưa nói nổi 15 từ.
- Con không biết tự nói ra lời mà chỉ nhắc lại các câu và từ mà người lớn gợi ý.
- Con không thể thực hiện được các cuộc hội thoại đơn giản với các câu gồm 2 từ: “mẹ bế”, “con uống”.
- Con không sử dụng các lời nói để giao tiếp ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp.
- Con không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài của người lớn.
- Con không biết trả vờ chơi cùng với búp bê hoặc tự chơi với chính mình.
- Con không biết bắt chước các hành động và lời nói của người khác.
- Khi xem sách, con không thể chỉ vào bức tranh được gọi tên.
- Con không ghép được 2 từ với nhau.
- Không biết công dụng của những vật dụng trong nhà.
- Nếu bố mẹ phát hiện và can thiệp kịp thời trong giai đoạn này thì 1/5 trẻ sẽ đuổi kịp các bạn cùng trang lứa khi lớn lên.
Đọc thêm: Đứa trẻ có tư duy logic sẽ dễ thành công – Bố mẹ hỗ trợ bé bằng cách nào?
Trong giai đoạn từ 25 đến 35 tháng nếu bạn thấy con có các biểu hiện sau:
- Con không thể nói được một câu đơn giản khoảng 2 – 4 từ.
- Con không gọi tên được các bộ phận trên cơ thể.
- Con không thể nhớ những ký tự lặp đi lặp lại nhiều lần như một bài thơ ngắn
- Con không biêt đặt câu hỏi và không ai trong gia đình có thể hiểu được con muốn gì.
- Lúc này là bố mẹ nên thực sự lo lắng cho sự phát triển tư duy ngôn ngữ của con rùi nhé.
Đến thời điểm 3 tuổi, nếu bố mẹ nhận thấy con:
- Con không sử dụng được các đại từ nhân xưng nào như mẹ, con…
- Con không thể ghép các từ đơn giản thành câu ngắn: mẹ giúp con, con muốn uống nữa.
- Con không hiểu được các chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn : lấy giầy của con đặt lên giá! Hôm nay con muốn ăn gì?
- Lời nói của bé không rõ ràng, khiến cho người trong gia đình và người ngoài không thể hiểu bé muốn nói gì.
- Bé thường xuyên lắp bắp, khó phát ra các âm thanh hay từ ngữ khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
- Bé không biết đặt câu hỏi. Con hoàn toàn không quan tâm tới sách, truyện. Bé không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác, khó tách ra khỏi cha mẹ.
Đọc thêm: Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.
Đến khi trẻ 4 tuổi mà con có các biểu hiện:
- Con không thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
- Không hiểu được khái niệm giống nhau và khác nhau.
- Con không biết sử dụng đại từ con và mẹ đúng cách.
-
Các nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển tư duy của trẻ về mặt ngôn ngữ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Có thể do nguyên nhân trục trặc từ vòm miệng với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng làm hạn chế vận động của lưỡi khiến cho trẻ chậm nói
Nguyên nhân thứ 2 có thể do vấn đề về khả năng nghe của trẻ. Có thể trẻ bị khiếm khuyết gì đó bên bộ phận thính giác khiến khả năng nghe của bé bị suy giảm, trẻ sẽ không hiểu, không bắt trước và sử dụng ngôn ngữ được..
Ngoài ra trẻ chậm nói có thể do nguyên nhân về tâm lý do ảnh hưởng trực tiếp từ gia đình. Trẻ được gia đình quá cưng chiều hoặc cha mẹ thường xuyên bỏ bê con cái, hoặc gia đình đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng trực tiếp đền tâm lý của trẻ, trẻ chậm nói vì cha mẹ quên không dạy trẻ.
Một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng đến khả năng chậm nói của trẻ là do tổn thương về thực thể, trẻ bị vàng da, thiếu máu.
Cha mẹ nên căn cứ vào độ tuổi của con, đối chiếu khả năng vận dụng và phát triển ngôn ngữ của con để xem con đang phát triển sai lệch hay chậm hơn so với độ tuổi phát triển ở mức độ nào. Cha mẹ nên sớm đưa con đến các cơ sở y tế có chuyên môn để phát hiện và can thiệp sớm nhất vào nguyên nhân dẫn đến con chậm phát triển tư duy của trẻ về mặt ngôn ngữ để giúp con nhanh chóng hòa nhịp và phát triển cùng bạn bè nhé.
Có thể bạn quan tâm:
KHÁM PHÁ THẾ GIỚI QUA TRANH. |
TRẢI NGHIỆM VUI BỔ ÍCH CHO BÉ. |