Mách cha mẹ cách từ chối đòi hỏi thái quá của trẻ – Cực kỳ hiệu quả

Với các bậc cha mẹ, câu chuyện về tư duy của trẻ, làm thế nào con trẻ không đòi hỏi là cả một câu chuyện dài không có hồi kết. 

Nói chuyện với trẻ là một trong những phương pháp giáo dục mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ đối với các bậc phụ huynh. Không gò ép cho con những triết lý nặng nề nhưng vẫn khiến trẻ hiểu vấn đề và tự thay đổi bản thân mà không cần đến những lời mắng mỏ. Dưới đây là một số cách các bậc cha mẹ nên sử dụng để dạy con tự thay đổi thói quen xấu.

Đọc thêm: 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.

tuchoitre

Từ chối trẻ như thế nào để không tác động xấu đến tư duy của trẻ

Hãy nói “Không”

Nỗi sợ lớn nhất của cha mẹ khi nói “Không” là phản ứng xấu xí đi kèm sau đấy từ con trẻ. Khuyến khích cha mẹ nói “Có” bất cứ khi nào có thể, nhưng khi không thể, đừng ngại nói ra từ “Không”. Hãy cho trẻ biết trước “Nếu như bố nghe thấy con la hét, bố sẽ chỉ phớt lờ thôi. Nhưng bố sẽ rất sẵn lòng nói chuyện với con khi con nói chuyện với bố trong sự bình tĩnh”. Khi ấy, trẻ sẽ không quá bất ngờ khi bạn rời phòng và tảng lờ trước phản ứng ầm ĩ của chúng. Hơn nữa, hãy luôn tâm niệm trong đầu rằng việc của bạn không phải mang đến một tuổi thơ sang chảnh liên tục trong tư duy của trẻ. Hãy thư giãn và tận hưởng những niềm vui nhỏ nhất, trẻ sẽ học thói quen đó từ chính bạn.

Đọc thêm: Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

tuchoitre

Thỏa thuận cũng là một cách hay thay vì nói không

Hãy nói thẳng

Nói thẳng với trẻ “Con đang dần lớn lên và có thể tự đảm trách nhiều việc. Từ lúc này trở đi, bố mẹ sẽ để con tự chịu trách nhiệm về những việc con tự làm được. Khởi điểm từ năm học này, bố mẹ sẽ không làm giúp con mỗi khi con quên bài tập về nhà hay bỏ giúp đồ dùng, soạn sách vở sẵn khi con đến trường. Bố mẹ hoàn toàn tự tin rằng con có thể tự lo những việc đó được”. Sau đó, hãy giúp trẻ hình dung ra cách tự đảm trách các công việc đó ra sao, ví dụ như lập một danh sách những thứ cần làm trước khi đi ngủ.

Nếu như trẻ yêu cầu bố mẹ giúp bật TV trong khi chúng đang chơi đồ chơi, hãy từ chối ngay và luôn (một cách lịch sự). Và đúng, chúng có thể quên bài tập về nhà trên 1-2 lần, nhưng thà thế còn hơn là số lần mà chúng quên trên đường đời sau này.

Đọc thêm: Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.

tuchoitre2

Giải thích để trẻ hiểu trách nhiệm của mình

Để tốt cho tư duy của trẻ, nên cho trẻ sự lựa chọn

Hãy đưa ra cho trẻ nhiều lựa chọn: Mẹ cần con giúp: hoặc là con mang bát đũa ra bàn ăn hoặc là con cất bát đĩa sau khi ăn. Con thích việc nào hơn?”. Hoặc đưa ra điều kiện: “Khi cất xong hết bát đĩa, con có thể ăn chè, nhưng phải hoàn tất công việc xong trước 7h”.

Cấp một phần thưởng xứng đáng

Và để đảm bảo rằng không ai được miễn phí bất cứ thứ gì, hãy phân công trách nhiệm một cách đều đặn. Giao cho trẻ những nhiệm vụ hàng ngày hoặc hàng tuần mà chúng tự làm được, rồi cấp cho chúng một khoản phần thưởng xứng đáng, có thể là tiền hoặc quay đổi ra chè, kem,…

Đọc thêm: Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động.

thuongchobe

 Trao thưởng ngay khi trẻ làm gì đó xứng đáng

Tùy độ tuổi, nên cấp cho trẻ một khoản tiêu nhất định. Đảm bảo trẻ biết rõ nên tiêu gì với số tiền này: ăn sáng, mua quà vặt, mua đồ chơi,… Số tiền bạn đưa chỉ vừa đủ để mua những gì cơ bản nhất, còn không thể cho phép chúng dư dả được. Quan trọng nhất, tránh đưa thêm tiền khi tài khoản của chúng sắp cạn, điều này sẽ tốt cho tư duy của trẻ. Thay vào đó, hãy để cho chúng nếm trải cảnh ngồi nhà khi bạn bè đi ăn chè – chúng sẽ học được bài học đắt giá về việc không có tiền là như thế nào.

Đọc thêm: Quan điểm dạy con của những tỉ phú nổi tiếng.

Tập luyện lòng biết ơn

Hãy giúp trẻ tập luyện lòng biết ơn bằng tấm gương là chính bạn. Hãy luôn hào phóng với những lời cảm ơn của mình, dù đó là người thân, giáo viên, người bán hàng, bà hàng xóm nhất là khi con mình đang đứng gần đó. Những việc làm tuy nhỏ vậy nhưng sẽ tác động cực tốt lên tư duy của trẻ. Hãy gửi những thông điệp đích đáng bằng cách khen, đánh giá cao ai đó vì một việc mà họ đã làm. Theo thời gian, trẻ sẽ bắt chước bạn và có một thái độ “biết ơn” cuộc sống như vậy.

Như vậy, cha mẹ có thể bình tĩnh và dùng những cách trên đây để có thể đạt hiệu quả tốt hơn khi “đối thoại” với trẻ.

Leave a Reply