Giáo dục con trẻ trong gia đình là quá trình tác động của cha mẹ đến nhận thức, tình cảm, ý chí, tư duy của trẻ để trẻ hình thành cho mình những hành vi, thói quen phù hợp với mong muốn của cha mẹ, với những hoàn cảnh thực tế và yêu cầu của xã hội nói chung. Đối với trẻ nhỏ, khi mà bộ não của trẻ đang hình thành và phát triển mạnh thì việc cha mẹ dạy lý lẽ cho trẻ rất cần thiết giúp trẻ ngoan ngoãn và nên người. Bài viết sau đây sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
4 điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi biển chơi. |
5 bài học dành cho cha mẹ. |
1. Lý lẽ là gì?
Trước khi tìm hiểu cách giảng giải lý lẽ cho trẻ thật hiệu quả, chúng ta nên nắm được khái niệm lý lẽ là gì. Theo trường phái văn học, lý lẽ là những lời lẽ, những ngôn từ được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu mộ cách ngắn gọn là cách hành văn của mình. Theo trường phái xã hội học, lý lẽ là những lý do, những câu nói có chủ ý nhằm biện hộ, giải thích, bổ trợ cho lời nói, cho hành động của mình.
2. Vai trò của lý lẽ trong cuộc sống
Bố mẹ nên giảng giải lý lẽ cho trẻ, bởi vì lý lẽ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Khi bạn phát biểu một câu, trẻ hoàn toàn có lý do để hỏi: “Tại sao điều đó đúng? Có bằng chứng nào cho thấy nên chấp nhận những lời bố mẹ nói hay không?” Là người dạy bảo, bố mẹ có bổn phận trả lời những câu hỏi như thế hoặc giúp trẻ tự tìm câu trả lời. Nếu là điểm quan trọng cho lời nói của bạn, hãy cố cho trẻ biết những lý do vững chắc nhất để chấp nhận. Điều này sẽ giúp cho lời giảng dạy của bạn có sức thuyết phục hơn.
Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ. |
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo. |
3. Giảng giải lý lẽ cho trẻ như thế nào mới hiệu quả
Vậy, để giảng giải lý lẽ cho trẻ một cách có hiệu quả, bố mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
– Đầu tiên, bạn nên nghiêm chỉnh trong từng lới nói, cử chỉ: Điều này rất quan trọng vì bất kỳ sữ giỡn cợt, không nghiêm túc của bạn đều khiến cho trẻ nghĩ bạn đang đùa giỡn với trẻ. Như vậy, trẻ sẽ không nghe theo và làm không đúng với ý muốn của bạn.
– Tiếp theo là nguyên tắc mềm mỏng nhưng cứng rắn: bạn phải mềm mỏng với trẻ vì trẻ em thích được nói ngọt, được ca tụng, khen ngợi hơn là những lời giáo huấn khô khan. Tuy nhiên, bên cạnh mềm mỏng thì bạn cũng nên cứng rắn vào những lúc cần thiết để làm cho trẻ biết rằng trẻ cần phải làm theo lời dạy của bạn, bạn hoàn toàn nghiêm túc chứ không đùa cợt.
– Nguyên tắc kế đến là dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Điều này là tất yếu vì tư duy của trẻ còn khá đơn giản, chỉ trong giai đoạn mới hình thành. Thế nên vốn từ vựng của trẻ chưa nhiều. Nếu như cha mẹ dùng quá nhiều từ ngữ hoa mỹ, ước lệ, đa nghĩa,… thì trẻ sẽ không hiểu và không thể làm theo đúng như mong muốn của bạn.
– Nguyên tắc sau cùng là khen ngợi, động viên. Không chỉ trẻ em mà bất kỳ người nào cũng yêu thích sự khen ngợi, động viên. Mỗi khi trẻ hiểu những lý lẽ mà bản giảng dạy, làm theo đúng ý bạn thì bạn đừng tiếc một lời khen nhé! Bạn hãy khen trẻ bằng những câu như “Con giỏi quá, con hay quá, con thật tuyệt, con thông minh quá,…”. Đồng thời, bạn hãy động viên trẻ cố gắng làm tốt trong những lần tiếp theo để được bố mẹ khen hoặc có những phần thưởng bất ngờ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc nhất là các bậc phụ huynh sẽ biết cách giảng giải lý lẽ cho trẻ thật hiệu quả để kích thích tư duy của trẻ, để nuôi dưỡng dược những đứa con nên người và thành tài trong tương lai.