Tranh luận tích cực trong gia đình sẽ giúp trẻ rèn tư duy và khả năng biểu đạt

Gia đình là môi trường quan trọng giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, nhận thức. Để tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện, tìm tòi, khám phá, và suy luận thì trong gia đình cần diễn ra các cuộc tranh luận tích cực. Có như vậy trẻ mới có được sự chuẩn bị tốt nhất khi vào đời.

Nhưng cần phải hiểu rõ tranh luận tích cực trong gia đình là như thế nào? tránh nhầm lẫn nó với tranh cãi.

Đọc thêm: 5 nguyên tắc vàng cần nhớ trong giáo dục trẻ thời kỳ mẫn cảm theo lời khuyên của Montessori.

Thế nào là tranh luận tích cực trong gia đình?

Theo Từ điển Tiếng Việt thì tranh luận chính là trao đổi, bàn cãi giúp tìm ra lẽ phải. Hay ta có thể hiểu rộng ra thì tranh luận chính là việc hai hay nhiều bên sử dụng các lý luận để diễn đạt ý cùng tìm ra điều đúng đắn vì lợi ích chung. Khi tranh luận, nếu nhận ra những lỗi chưa đúng trong quan điểm của mình thì dễ dàng chấp nhận những lý luận tốt hơn và cùng nhau tư duy, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề theo chiều hướng đúng.

Tranh luận tích cực chỉ đạt được khi các bên tham gia tranh luận luôn tôn trọng nhau, cùng hướng đến mục đích chung nhất là tìm ra lẽ phải chứ không phải để chứng minh cá nhân mình giỏi. Những bên tham gia tranh luận luôn giữ thái độ cầu tiến, không bảo thủ và sẵn sàng thừa nhận khi mình sai.

Tranh luận tích cực trong gia đình là việc các thành viên trong một gia đình cùng tham gia thảo luận, đưa ra những quan điểm, ý kiến riêng của bản thân về một vấn đề nào đó. Mục đích của cuộc tranh luận là để tìm đến sự thống nhất chung về quan điểm của các thành viên, các thế hệ về một vấn đề. Trong cuộc tranh luận, mỗi người có thể đưa ra quan điểm riêng nhưng cần đảm bảo sự tôn trọng của cha mẹ với con cái và ngược lại.

Rèn luyện tư duy và dạy trẻ học thuộc lòng – Cái nào quan trọng hơn?
Phải làm gì với một đứa con trai hay khóc?

Cho trẻ quyền đưa ra ý kiến rất quan trọng

Tại sao cần tranh luận tích cực trong gia đình?

Như ta đã biết, thế giới và nhân loại phát triển được là nhờ vào sự tư duy cũng như nhận thức của con người. Theo dòng thời gian thì nhận thức ngày càng thay đổi theo chiều hướng đúng đắn và khoa học hơn.

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự thay đổi này chính là thông qua quá trình tranh luận. Tranh luận diễn ra hàng ngày trong tất cả các môi trường. Và với gia đình thì việc tranh luận cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Dù là ai, ở lứa tuổi nào thì cũng cần học hỏi tri thức, tiếp nhận thông tin, học cách xử lý thông tin. Và trẻ em cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Thông qua các cuộc tranh luận, trẻ có thể tìm được ra quan điểm đúng đắn giúp hình thành nhân cách và ý thức. Ngoài nhà trường thì gia đình cũng là môi trường quan trọng để trẻ có thể rèn luyện văn hóa tranh luận. Vì vậy, phụ huynh nên trò chuyện với trẻ và tạo ra các cuộc tranh luận trong gia đình. Tăng cường đặt ra các câu hỏi và giải đáp cho trẻ những vấn đề phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh.

Phân biệt giữa tranh luận tích cực và tranh cãi

Tranh luận tích cực trong mỗi gia đình là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bản chất của tranh luận nên trong gia đình vẫn thường xảy ra những cuộc cãi vã không cần thiết. Cần phân biệt rõ giữa tranh luận và tranh cãi.

Tranh luận và tranh cãi đều là đưa ra những lí lẽ để thể hiện quan điểm riêng nhưng mục đích của chúng lại khác nhau. Tranh luận thì mục đích của các bên là cùng hướng tới cái đúng, các bên sẵn sàng chấp nhận cái sai của mình để cùng tiến bộ.

Đọc thêm: Cách giúp trẻ phát triển khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ.

Còn tranh cãi, mục đích của mỗi bên là để bảo vệ cái tôi riêng của mình. Không chấp nhận cái đúng của đối phương. Nếu tranh cãi thắng thì hả hê, tự cao còn nếu thua thì đau khổ, cay cú. Tranh cãi thường khiến nhanh tụt lùi và đổ vỡ các mối quan hệ.

Trong gia đình để tránh đưa các cuộc tranh luận đi lệch hướng thành tranh cãi thì các thành viên cần xác định đúng mục đích của cuộc tranh luận. Ngoài ra, các thành viên thuộc các thế hệ đều cần có sự tôn trọng nhau, tránh bảo thủ, coi thường đối phương.

Có thể nói, tranh luận tích cực trong gia đình là điều cần thiết đối với sự phát triển tư duy và nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp giáo dục này cha mẹ cần phải thận trọng để tránh đi lệch hướng gây hậu quả tiêu cực.

Đọc thêm:

Leave a Reply