Trẻ hờn dỗi: Khám phá bí mật phía sau thái độ của trẻ, những điều phụ huynh nên làm

Rất nhiều cha mẹ bất lực với đứa trẻ hay dỗi, họ chỉ biết thốt lên rằng “suốt ngày dỗi”, “hơi tí là dỗi”. Nhưng cha mẹ có biết, trong sâu thẳm tâm hồn con đang có những khoang lạnh giá cần được sưởi ấm bằng tình yêu thương.

Biểu hiện trẻ hay dỗi

Cha mẹ nói điều gì thì trẻ cũng hờn dỗi, trẻ không “suy nghĩ” khi cha mẹ đặt câu hỏi cho mình mà thường dùng các từ như “con không biết”, “không” để đối phó. Nhưng đáng lưu ý là ở thái độ của trẻ, trẻ trả lời hời hợt mà không hề tình nguyện tiếp nhận lời nói của cha mẹ. Và biểu cảm không hề vui vẻ thậm chí là khóc lóc. Bố mẹ cũng thường xuyên thất bại khi cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra với trẻ.

Trong trường hợp cha mẹ hỏi ý kiến trẻ thì trẻ sẽ không trả lời. Nếu cha mẹ cố gắng khơi gợi để trẻ tự nói ra, thì trẻ sẽ trả lời các câu đại loại “con không nghĩ ra”.

Bên cạnh đó, cũng có những đứa trẻ có biểu hiện là chống đối, không tin bố mẹ, nội tâm chứa đầy những thứ không yên. Những đứa trẻ này cũng có những lo sợ, như sợ nói sai, làm sai, khiến cho khi được cha mẹ gợi mở chúng thường ấp úng, câu trước không ăn khớp câu sau. Dần dần, không được gỡ rối chúng sẽ trở lên hay dỗi, xa lánh mọi người.

Hậu quả

Tình trạng này khiến cho quá trình giao tiếp giữa bố mẹ và con cái không hiệu quả. Cha mẹ đôi khi còn nẩy sinh việc “hờn dỗi” lại trẻ và nỗ lực xây dựng mối quan hệ giữa hai phía có nguy cơ thất bại.

Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo.
10 lời khuyên cho cha mẹ để hiểu tâm lý con trẻ.

Cư xử dằn dỗi khiến cho cha mẹ và trẻ cảm thấy căng thẳng và khó chịu

Thực tế, điều gì đang diễn ra?

Thứ nhất, trẻ đang không tin tưởng bố mẹ mình. Chúng nghĩ rằng cha mẹ không thật tâm nghe ý kiến của chúng. Chúng cũng nghĩ rằng, bố mẹ chỉ trách mắng mà không quan tâm tới tâm trạng của chúng, vì thế, tốt nhất là không nói ra. Trong trường hợp này, những đứa trẻ gan dạ sẽ trực tiếp đối kháng với cha mẹ, còn những đứa trẻ yếu đối chỉ thông qua những lời giận dỗi để biểu đạt sự chống đối.

Thứ hai, lời chê bai, phê bình của cha mẹ với thái độ tiêu cực chính là lý do khiến trẻ thu mình lại, lập tức im lặng tỏ vẻ vâng lời. Thế nhưng, sâu thẳm bên trong đứa trẻ là cảm giác tủi thân, bấn an và không có mong muốn mở lòng nữa.

Bố mẹ nên làm thế nào?

  • Trẻ càng hay hờn dỗi, bố mẹ càng cần phải khoan dung. Hạn chế những lời trách mắng tiêu cực làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Nếu cần góp ý, hãy khéo léo, nhẹ nhàng và tận tâm.
  • Cha mẹ cần sẵn dàng dành thời gian, tích cực lắng nghe trẻ nói, cho trẻ cảm giác an tâm, tin tưởng để chia sẻ những vướng mắc trong lòng.
  • Cha mẹ cần có sự hồi đáp kịp thời, tích cực bằng hành động như “ngồi xuống cạnh con, lắng nghe con nói, ôm ấp, vỗ về con…”, hồi đáp bằng lời nói như “ừ…cho nên thế nào”, “à, thì ra là con nghĩ thế sao”, “cảm ơn con đã chia sẻ với bố mẹ”.

Như vậy, những đứa trẻ hay hờn dỗi là những đứa trẻ cần được cha mẹ nhìn nhận, yêu thương và chia sẻ.

Mẹ BoKem – Tổng hợp.


Nguồn tham khảo:

Sách “Dạy con theo phương pháp Hàn Quốc – Bồi dưỡng năng lực biểu đạt” – Ertong Biaodali.

Sách “Những đứa trẻ hạnh phúc” – Maria Montessori.


Đọc thêm:

 

Leave a Reply