Trẻ không kiên nhẫn: Biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Lòng kiên nhẫn không phải là bẩm sinh mà cần phải bồi dưỡng.

Biểu hiện của trẻ không kiên nhẫn

  1. Thức ăn trong bát vẫn chưa ăn hết đã vội đòi ăn những món ăn khác.
  2. Khi đến công viên, vừa nhìn thấy trò chơi yêu thích đã lập tức chạy đến đòi chơi trước, bất chấp các bạn khác đang xếp hàng rất trật tự .
  3. Tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ, khi nhận ra mình không thể làm được, trẻ lập tức từ bỏ, không tiếp tục cố gắng phấn đấu.
  4. Khi yêu cầu không được đáp ứng, trẻ lập tức cáu gắt, thậm chí mất kiểm soát.
  5. Không tuân theo các quy định như xếp hàng…
  6. Làm việc thiếu kế hoạch cụ thể, muốn làm thì làm, không muốn làm thì sẵn sàng từ bỏ.
  7. Không hiểu kiên nhẫn là gì, không kiên nhẫn làm bất kì chuyện gì

Lý do khiến trẻ không kiên nhẫn

  • Nếu cha mẹ hay phàn nàn, quở trách mà không cho trẻ thời gian tự thực hiện công việc trẻ sẽ có nguy cơ cảm thấy bối rối, không biết làm thế nào.
  • Ngòai ra, cũng có thể do phát từ bản thân nội tại của trẻ, trẻ là một đứa trẻ gặp vấn đề về việc tập trung, thể chất yếu ớt.
  • Trẻ không có lòng kiên nhẫn 1 phần do cha mẹ chưa đưa ra yêu cầu chặt chẽ.
  • Khi trẻ còn nhỏ, tư duy và các chức năng của cơ thể vẫn đang hòan thiện, khả năng tự suy nghĩ, phán đóan chưa nhiều vì thế trẻ chưa có ý chí và tính kiên nhẫn.

Bí quyết đặt câu hỏi khi giao tiếp với trẻ

4 câu chuyện dạy con khiến ba mẹ phải suy ngẫm


Giải pháp

  • Cha mẹ cần đưa ra yêu cầu chặt chẽ, logic khi muốn trẻ làm một việc gì đó.
  • Khi bắt đầu làm quen với một hoạt động mới, cần yêu cầu trẻ làm việc phải hoàn chỉnh.
  • Cha mẹ cần phải làm gương cho trẻ, không ngừng rèn luyện tính kiên nhẫn khi gặp khó khăn, khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực, làm bất cứ việc gì người lớn cũng cần làm kiên nhẫn, nghiêm túc và hòan chỉnh.
  • Tạo ra một số trở ngại nhất định và tạo điều kiện để trẻ vượt qua khó khăn đó. Khi cố gắng vượt qua khó khăn, trẻ sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn, ý chí của mình.
  • Cha mẹ cũng cần động viên trẻ kịp thời, cho trẻ hiểu cần phải cố gắng để giải quyết khó khăn và khen thưởng, ghi nhận kịp thời các nỗ lực của bản thân trẻ, dù nhỏ.
  • Tính kiên nhẫn có nền tảng là khả năng tập trung chú ý, nếu cha mẹ rèn được khả năng này cho trẻ thì tính kiên nhẫn sẽ dần dần hình thành. Cha mẹ có thể chủ động tạo ra các trò chơi, hoạt động tăng khả năng tập trung của trẻ như xếp hình, ghép tranh, tìm lỗi sai…
  • Động viên trẻ liên tục phát triển bản thân dù trẻ có đạt được một kết quả nhất định nào đó. Hãy luôn giúp trẻ nhìn thấy kết quả ngắn hạn để tự tin và thành tựu dài hạn để phấn đấu.
  • Bồi dưỡng dam mê cho trẻ. Những đứa trẻ càng có nhiều đam mê thì càng dễ hình thành tính kiên nhẫn.

Những đứa trẻ thiếu kiên nhẫn sẽ bị ảnh hưởng tâm lí, khó bình tĩnh đánh giá vấn đề sẽ ảnh hưởng nhiều tới thành công trong cuộc sống sau này. Vì thế, người lớn cần kịp thời hướng dẫn trẻ sửa chữa thói quen làm việc thiếu kiên nhẫn.

(Tham khảo: Sách 63 thói quen giúp trẻ trưởng thành)

Đọc thêm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm hay làm cha mẹ tại đây.

 

Leave a Reply