Bố mẹ đã biết vai trò của mình trong việc phát triển tư duy của trẻ chưa?

Quá trình tư duy của trẻ được bắt đầu hình thành kể từ khi trẻ lọt lòng mẹ, khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, thị giác, vị giác, thính giác. Những yếu tố tác động lên các giác quan này sẽ hình thành những xung thần kinh truyền lên bộ não và khởi phát quá trình tư duy.

Sự phát triển tư duy luôn song hành với sự phát triển bộ não của trẻ. Vậy quá trình phát triển này chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào và bố mẹ có vai trò như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.

ảnh hưởng của hành vi cha mẹ lên trẻ em 1

1. Vai trò của bố mẹ trong việc phát triển tư duy của trẻ

Theo các công trình nghiên cứu của Giáo sư người Mỹ Bruce B.Svare, phần lớn các bậc cha mẹ chưa nhận thức một cách rõ ràng về vai trò của mình trong sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy nên bố mẹ chưa phát huy được hết khả năng của mình để trẻ phát triển trí tuệ được tốt hơn, trẻ sẽ thông minh hơn.

Theo Giáo sư, bố mẹ có vai trò và tác động rất lớn trong việc hình thành tính cách, trí tuệ và suy nghĩ của trẻ. Điều này không khó hiểu bởi vì bố mẹ là người có thời gian tiếp xúc với trẻ nhiều nhất. Đồng thời, bố mẹ cũng là người trực tiếp nuôi dạy trẻ. Chính vì vậy, những lời dạy, lời khuyên nhủ từ bố mẹ sẽ tạo niềm tin rất lớn đối với trẻ.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc với trẻ sẽ làm trẻ dần trở nên thương yêu và kính trọng bố mẹ hơn. Trẻ sẽ thích gần gũi bố mẹ, thích bắt chước những thói quen, tính cách, hành vi,… của bố mẹ. Trong giai đoạn tư duy của trẻ đang phát triển, còn non nớt thì trẻ rất khó để suy tính, ngẫm nghĩ mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ.

Qua những thông tin trên, chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng bố mẹ giữ vai trò quan trọng, vị trí chủ đạo trong sự hình thành tư duy của trẻ, trong sự phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách về sau.

Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì?

ảnh hưởng của hành vi cha mẹ lên trẻ em 3

2. Những việc bố mẹ cần làm để giáo dục trẻ có hiệu quả

Vì bố mẹ là người thầy, người cô tiếp xúc với trẻ trong khoảng thời gian dài nhất nên trẻ sẽ rất mực tin tưởng vào từng lời nói, từng lời dạy bảo, khuyên răn của bố mẹ.

Chính vì thế, bố mẹ trước hết phải là một tấm gương sáng để trẻ noi theo. Trước mặt trẻ, bố mẹ phải luôn thể hiện những cử chỉ tốt, những thói quen tốt, những hành vi tích cực như mời người lớn ăn trước, chào hỏi người lớn tuổi, nhường nhịn người nhỏ tuổi, biết cảm ơn mỗi khi được giúp đỡ, biết dọn dẹp nhà cửa sao cho ngăn nắp, siêng năng học bài và làm bài.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải tránh những thói quen xấu, những hành vi xấu ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tư duy của trẻ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng, dậy muộn, cãi nhau trước mặt con trẻ,…

Trẻ em là mầm xanh của xã hội, là những nhân tài của tương lai. Vì vậy, kể từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến trẻ, đặc biệt là sự hình thành nhân cách của trẻ, sự phát triển tư duy của trẻ, trí tuệ hay trí thông minh của trẻ. Qua đó, bố mẹ cần phải hoàn thiện chính mình để trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ noi theo.


Đọc thêm:

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.

Leave a Reply