Chức năng chính của các vùng trong não bộ

Cấu tạo não bộ và các chức năng của não đã được khám phá cách đây từ nhiều thế kỷ nhưng chỉ những thập kỷ gần đây chúng ta mới có những cái nhìn thấu đáo hơn về các vùng não kiếm soát chức năng gì và mối liên hệ đến tâm tư tình cảm, trí tuệ của con người.

Đọc thêm: Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
chuc nang nao bo1

Những điều cần biết trong cấu tạo não bộ

Cấu tạo não bộ căn bản gồm: đại não, thân não và tiểu não

Đại não

Được chia làm hai bán cầu não phải và trái, ngăn bởi khe não dọc và nối với nhau bằng thể chai. Thể chai giúp liên kết thông tin giữa hai bên bán cầu não. Đại não gồm có bốn thùy chính: Thùy Trán, Thùy Đỉnh, Thùy Chẩm và Thùy Thái Dương ở đều cả hai bán cầu não. Mỗi thùy còn được tiếp tục phân chia thành các vùng (được các nhà khoa học đánh số) có chức năng chuyên biệt. Các thùy não không hoạt động riêng lẻ mà hoạt động phối với với tất cả các thùy khác một cách rất phức tạp để tạo hành động, cảm giác, … của con người.

Đọc thêm: Tìm hiểu về não trái của trẻ.

Thân não

Là phần kéo dài xuống dưới thấp của bộ não nằm ở phía trước tiểu não và liên tục với tủy sống. Thân não gồm hai phần: Trung não, cầu não và hành não. Đây là trạm chuyển tiếp thông tin giữa các bộ phận khác nhau với vỏ não. Trung não là trung tâm của các cử động mắt, còn cầu não chịu trách nhiệm cho sự phối hợp cử động mặt, cảm giác của mặt, nghe và thăng bằng. Hành tủy có chức năng kiểm soát nhịp thở, nhịp tim và huyết áp. Nếu các chức năng chủ chốt này không được diễn ra thì con người không thể sống được.

Đọc thêm: Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào?

Tiểu não  

Trong cấu tạo não bộ, tiểu não nằm phía sau của não và phía dưới thùy chẩm. Nó được ngăn cách bởi lều tiểu não với đại não. Tiểu não phối hợp nhiều động tác và tạo nhịp điệu cử động, giúp con người duy trì tư thế, cảm giác thăng bằng và cân bằng.

Các vùng chức năng cơ bản

Thùy trán: lớn nhất trong các thùy và chịu trách nhiệm cho chức năng vận động tự ý thức, trí tuệ, lời nói, hành vi. Vỏ não trán trước đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo não bộ về trí thông minh, trí nhớ, sự tập trung và tính tình.

Thủy chẩm: giúp cho con người tiếp nhận và xử lý thông tin bằng thị giác. Thùy này ảnh hưởng đến quá trình cảm thụ màu sắc cũng như hình dạng.

Đọc thêm: Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.

Thùy đỉnh: phân tích đồng thời nhiều tín hiệu nhận được từ các khu vực khác nhau của não như thị giác, thính giác, cảm giác, vận động và trí nhớ.

Thùy thái dương: Thùy này nằm ở vị trí ngang tai của mỗi bên não bộ, và có thể được chia thành hai phần. Một phần ở bên phải tham gia vào bộ nhớ thị giác và giúp con người nhận biết sự vật và khuôn mặt người. Một phần bên trái tham gia vào bộ nhớ ngôn ngữ, làm cho con người ghi nhớ và hiểu ngôn ngữ. Phần phía sau thái dương cho phép con người nhận biết cảm xúc và phản ứng của người khác.

Đọc thêm: Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?

chuc nang nao bo

Chức năng chính của các vùng trong não bộ

Ngoài ra cấu tạo não bộ còn có các bộ phận

Vùng hạ đồi là một cấu trúc nhỏ trong cấu tạo não bộ có chứa các liên kết thần kinh gửi tín hiệu cho tuyến yên. Nó giúp xử lý các thông tin từ hệ thống thần kinh tự động, kiểm soát chức năng ăn, ngủ, điều hòa thân nhiệt, tình dục, cảm xúc, sự tiết các nội tiết tố và vận động.

Tuyến yên là một tuyến nhỏ dính vào đáy não nằm trong hố gọi là hố yên. Tuyến này giúp kiểm soát sự tiết nội tiết tố.

Đọc thêm: Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?

Hệ viền liên quan đến cảm xúc.Vùng hạ đồi nằm trong hệ thống này cùng với một phần của đồi thị, vùng hải mã và hạnh nhân.

Tuyến tùng có vai trò nào đó trong sự trưởng thành sinh dục, tuy nhiên, cũng có nhiều giả thiết cho rằng nó chỉ là một con mắt bị thoái hóa. Hiện giờ các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh chính xác chức năng của tuyến tùng này.

Hố sau là một khoang nằm ở phần sau hộp sọ, chứa tiểu não, thân não và dây thần kinh sọ não số 5-12.

Đồi thị đóng vai trò như một trạm chuyển tiếp cho tất cả các thông tin đến và đi khỏi vỏ não. Đồi thị đóng vai trò chịu cảm giác khi đau, sự chú ý và tỉnh táo.

Đọc thêm: 4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.

Não bộ của trẻ trong những năm đầu còn non nớt và yếu ớt nên các bậc phụ huynh cần thật sự chú ý trong việc chăm sóc, cần hạn chế các rung lắc tại vùng đầu để tránh các tác động xấu trong cấu tạo não bộ của trẻ, khiến não phát triển không được tốt về sau.

Đọc thêm: 

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.

Leave a Reply