Có phải càng bị đánh thì trẻ càng ương bướng?

Khi trẻ càng lớn, tư duy của trẻ càng phát triển thì vấn đề dạy dỗ trẻ lại càng là vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm, trăn trở và có nhiều tranh cãi. Có người cho rằng nên dạy trẻ một cách nghiêm khắc bằng roi vọt, nhưng rất nhiều người lại cho rằng dùng roi vọt là không khoa học. Vậy có phải càng đánh trẻ thì trẻ càng bướng bỉnh không, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.

 Trẻ bướng bỉnh

1. Tại sao càng đánh trẻ thì trẻ càng bướng bỉnh?

Đã qua rồi cái thời thương con thì cho roi cho vọt, các bậc phụ huynh ngày nay đã có những cách giáo dục con hiện đại hơn mà không cần dùng đến bạo lực. Bởi lẽ sử dụng roi vọt là biện pháp phản khoa học, thậm chí có thể gây tác dụng ngược, càng đánh trẻ thì trẻ càng bướng bỉnh. Lý do là:

Sử dụng bạo lực với trẻ sẽ làm mất đi hình ảnh của con, làm tư duy của trẻ bị ảnh hưởng dẫn đến tâm trạng sợ sệt. Trẻ em rất quan tâm đến hình ảnh của mình trong mắt bố mẹ được đánh giá như thế nào. Nếu đánh con thường xuyên, trẻ sẽ cho rằng mình là đứa trẻ hư, nảy sinh trong trẻ tâm lý sợ và không còn cởi mở chia sẻ với cha mẹ. Từ đó trẻ trở nên khép mình hoặc luôn có tâm lý khiếp sợ trước kẻ mạnh.

Đọc thêm: Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm – Cách nào tốt hơn?

Con cái là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ vì trẻ con luôn có thói quen bắt chước. Nếu cha mẹ thường xuyên đánh con thì trẻ cho rằng việc đánh người là điều bình thường và người lớn hơn có quyền đánh kẻ nhỏ. Những trận đánh của cha mẹ sẽ trở thành ký ức không tốt của tuổi thơ và rất có thể sau này trẻ sẽ trở thành một người bạo lực giống cha mẹ.

Việc đánh con của cha mẹ ở một mức độ nào đó có thể gây tổn thương đến tình cảm giữa cha mẹ và con. Từ đó hình ảnh và địa vị của cha mẹ trong mắt con cái sẽ trở nên bị lung lay.

Theo tư duy của trẻ, tâm lý phát triển của lứa tuổi thì sẽ có những lúc trẻ muốn khẳng định sự độc lập và cá tính của mình bằng cách làm ngược lại những gì cha mẹ mong muốn. Vì vậy, nếu đánh trẻ thì sẽ chỉ làm sự việc ngày càng tồi tệ hơn, trẻ sẽ trở nên ương bướng và dạn đòn hơn mà thôi.

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ thơ đã kết luận rằng đánh đập sẽ không làm cho hành vi của con tốt hơn mà chỉ là một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát. Việc đó khiến trẻ ngày càng nhìn nhận bản thân một cách tồi tệ hơn và nảy sinh ra nhiều tâm lý oán giận đối với bố mẹ và đôi khi sẽ xuất hiện các tâm lý nổi loạn và chống đối. Điều này sẽ gây ra khó khăn rất lớn trong việc giáo dục trẻ sau này.

Tôi là sư tử hay lừa – Câu chuyện mà tất cả bố mẹ nên đọc.
Mất bao lâu để bố mẹ hình thành thói quen cho trẻ?

Trẻ bướng bỉnh 2

2. Những cách giáo dục trẻ mà cha mẹ nên thực hiện

Để dạy dỗ trẻ trở thành những người công dân có ý thức và nhân cách tốt thì thay vì đánh trẻ, cha mẹ hãy tham khảo và áp dụng một số cách giáo dục trẻ hiện đại sau:

Cha mẹ hãy phát triển giao tiếp với trẻ thông qua việc tôn trọng và lắng nghe trẻ, giúp trẻ nhận thấy sự bình đẳng và gần gũi của bố mẹ với mình.

Trước mỗi hành vi, sự việc trẻ gây ra cha mẹ cần có những phản ứng thích hợp và thể hiện cảm xúc chân thật của bản thân để trẻ tự nhận thấy được hành vi hay sự việc nào được ủng hộ, những gì bị phản đối hoặc không đồng tình.

Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ cần đưa ra những nội dung cụ thể, đừng hỏi trẻ những câu hỏi vô nghĩa hay lấy lệ mang tính đối phó. Tránh có cách nói chuyện tiêu cực mà nên cởi mở, thoải mái.

Hãy cho trẻ có quyền được lựa chọn và có sự động viên đúng lúc, đúng cách và kịp thời. Đặc biệt là cha mẹ phải kiểm soát được lời nói và hành động của bản thân. Hãy thực sự trở thành tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

Có phải càng đánh trẻ thì trẻ càng bướng bỉnh? Điều này là chính xác bởi bạo lực chưa bao giờ là cách giáo dục đúng đắn. Hãy áp dụng cách giáo dục không đòn roi để tư duy của trẻ và thể chất của bé phát triển một cách toàn diện.


Đọc thêm:

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?v

Leave a Reply