Tư duy của trẻ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên trí thông minh cũng như tính cách của trẻ. Ở trẻ em, quá trình tư duy bắt đầu khởi nguồn rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh và liên tục phát triển đến tuổi trưởng thành. Để dạy bảo, góp phần hướng cho tư duy của trẻ theo phương diện tích cực, bên cạnh vấn đề động viên, tạo hứng thú, khen thưởng, một vài tâm lý liệu pháp,… thì phương pháp 6 chiếc nón tư duy tỏ ra khá hiệu quả. Vậy dạy trẻ về 6 chiếc nón tư duy như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé các bạn!
Đọc thêm: STEM-Phương pháp giáo dục tập trung vào sự phát triển tư duy thực tiễn cho trẻ.
1. Nguồn gốc của phương pháp “6 chiếc nón tư duy”
Phương pháp “6 chiếc nón tư duy” là một phương pháp độc đáo được Edward de Bono phát minh vào năm 1985. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ hạn chế hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.
Phương pháp này đã được triển khai và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Brtish Airways, Federal Express, Pepsi, Brtish Airways, Polaroid, Prudential,…cũng dùng phương pháp này.
Đọc thêm: Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Phương pháp 6 chiếc nón tư duy
Phương pháp “6 chiếc nón tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật rất hiệu quả và độc đáo. Nó giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được.
Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng cho sự phát triển về tư duy của trẻ. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy trong lối suy nghĩ thông thường.
Đọc thêm: Một số mốc phát triển tư duy của trẻ 0-3 tuổi.
2. Ứng dụng của phương pháp “6 chiếc nón tư duy”
Phương pháp “6 chiếc nón tư duy” có thể dùng để ứng dụng trong:
- Kích thích tư duy của trẻ khả năng suy nghĩ song song.
- Kích thích suy nghĩ toàn diện.
- Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các định kiến cá nhân) và chất lượng.
- Giáo dục về sự sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp hoặc làm việc nhóm.
- Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.
- Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án.
- Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định.
Đọc thêm: Tư duy phản biện có thể giúp não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần.
3. Dạy trẻ về 6 chiếc nón tư duy như thế nào
Bạn hãy dạy trẻ cách thực hiện 6 chiếc nón tư duy như sau: Mỗi trẻ cần chuẩn bị hộp bút chì màu và giấy trắng. Ý nghĩa của 6 chiếc nón với 6 màu khác nhau này được trình bày dưới đây:
Nón trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, mang ý nghĩa thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng tượng mình đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên những nội dung rút ra được và làm sao để nhận được chúng.
Nón đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy, trái tim, dòng máu nóng, sự ấm áp. Khi tưởng tượng đang đội chiếc nón màu đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra những cảm giác, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lý lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các vấn đề mà không cần sự giải thích.
Đọc thêm: Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.
Nón vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, lợi ích. Khi tưởng tượng đang đội chiếc nón màu vàng, bạn sẽ đưa ra những ý kiến lạc quan, khoa học, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề,…
Nón đen: mang hình ảnh của sự cảnh giác, thận trọng. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chúng ta tìm ra được những điểm yếu trong suy nghĩ, trong kế hoạch của mình.
Nón xanh lục: giúp bạn liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự đâm chồi, nảy lộc. Trong giai đoạn đội nón này, chúng ta sẽ liên tưởng đến những giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Nón xanh lam: gắn liền với bầu trời xanh lồng lộng, bao la. Vai trò của chiếc nón xanh như là một trưởng nhóm nhằm đưa ra những kết luận thống nhất, sắp xếp lại trình tự các ý kiến và đưa ra một hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề đang thảo luận.
Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý và đối diện với thất bại một cách tích cực. |
Càng đánh trẻ thì trẻ càng ương bướng- Đúng hay sai? |
Đây là một phương pháp hiệu quả giúp hoàn thiện tư duy của trẻ
Chúng ta nhận thấy rằng, với phương pháp 6 chiếc nón tư duy, mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết một vấn đề từ cùng một góc nhìn. Do đó, sẽ hạn chế xảy ra xung đột do có nhiều quan điểm khác nhau. Ngoài ra, một vấn đề sẽ được xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi đưa ra một quyết định, điều này sẽ giúp chúng ta có các quyết định hiệu quả và đúng đắn. Đồng thời, việc dạy trẻ phương pháp này cũng kích thích tư duy của trẻ phát triển toàn diện hơn ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, giúp cho trẻ có được những sự suy nghĩ, suy tính khoa học hơn, thấu đáo hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp 6 chiếc nón tư duy này lại được áp dụng một cách rộng rãi như vậy. Cũng chính bởi tính hiệu quả và thực tế đã được kiểm chứng nên phương pháp này trở nên rất nổi tiếng. Vì vậy, các bậc cha mẹ, thầy cô hãy dạy cho trẻ phương pháp này để hoàn thiện tư duy của trẻ, để trẻ biết suy nghĩ và biết tư duy logic hơn nhé!
Mời bố mẹ tìm hiểu về cấu tạo và sự phát triển não bộ của trẻ tại:
Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai. |
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ. |
Tìm hiểu về não trái của trẻ. |
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh. |
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào? |