Mẹo giúp tăng sự tập trung của trẻ 3 tuổi

Khi trẻ 3 tuổi thì việc cha mẹ rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ sẽ có ích lợi rất nhiều cho quá trình học tập sau này của trẻ. Bởi nó sẽ giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu được những điều mới mẻ và hoàn thành những sớm những nhiệm vụ được giao. Để tăng sự tập trung cho trẻ thì cha mẹ có thể áp dụng các mẹo sau.

Rèn luyện tư duy và dạy trẻ học thuộc lòng – Cái nào quan trọng hơn?
Phải làm gì với một đứa con trai hay khóc?

1. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên

Việc cho trẻ hòa nhập với thiên nhiên luôn đem lại nhiều ích lợi. Đặc biệt là đối với việc gia tăng sự tập trung của trẻ. Khi quan sát và lắng nghe những âm thanh của tự nhiên và của cuộc sống ở công viên hay những bãi biển sẽ đem lại cho trẻ niềm vui và những điều thú vị. Vì thế, khi cho trẻ đi dạo trong công viên hay bãi biển, trẻ sẽ cần có sự tập trung để quan sát và lắng nghe. Đây là liệu pháp rất tốt mà cha mẹ cần thực hiện thường xuyên vì nó không chỉ giúp trẻ cải thiện sự tập trung mà còn đem lại sự rèn luyện về sức khỏe cho trẻ.

5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.

trẻ 3 tuổi tập trung 1 

2. Nghe nhạc thường xuyên

Cho trẻ nghe nhạc thường xuyên cũng là cách để giúp trẻ tăng cường sự tập trung vi khi nghe nhạc sẽ cần phải ghi nhớ lời bài hát và giai điệu. Đôi khi trẻ còn có thể ngân nga theo những giai điệu đã quen thuộc đó. Như vậy, trẻ không chỉ cần sự tập trung mà khả năng ghi nhớ của trẻ cũng được kích thích.

3. Dạy trẻ chơi những trò chơi đơn giản

Khi trẻ 3 tuổi, tuy rằng khả năng tập trung của trẻ là rất kém, trẻ dễ bị phân tán bởi những tác động bên ngoài như âm thanh, ánh sáng…nhưng nếu cha mẹ kiên trì vẫn có thể rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung bằng cách dạy cho trẻ những trò chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi như:

Trò chơi ngón tay: Với trò chơi này, cha mẹ chỉ cần để trẻ xòe bàn tay của mình ra, sau đó dạy trẻ chậm rãi gập từng ngón tay lại. Sau khi các ngón tay đã lần lượt được gập lại thì lại yêu cầu trẻ xòe từng ngón tay ra một cách chậm rãi. Khi chơi trò chơi này buộc trẻ phải có sự tập trung vào từng ngón tay thì mới có thể xòe hay gập từng ngón tay của trẻ. Cha mẹ nên dạy trẻ trò chơi này để trẻ có thể cùng chơi với các bạn ở lớp.

Càng đánh trẻ thì trẻ càng ương bướng- Đúng hay sai?
Thay vì chê bai trẻ, cha mẹ nên làm gì?

Thi nhìn đồ vật lâu nhất: Cha mẹ hãy đặt giữa phòng một đồ vật nào đó và yêu cầu trẻ cùng quan sát đồ vật với mình. Ai là người quan sát đồ vật được yêu cầu lâu nhất thì sẽ là người giành chiến thắng. Muốn thắng trò chơi này thì trẻ phải có sự tập trung tối đa. Và vì là thi nên trẻ sẽ có động lực để cố gắng hết sức. Khi được chơi thường xuyên trò chơi này trẻ sẽ thói quen tập trung quan sát.

Có thể nói, 3 tuổi là lứa tuổi trẻ khá năng động và tinh nghịch. Sự tập trung của trẻ dành cho các sự vật, hiện tượng xung quanh là rất thấp. Vì vậy cha mẹ cần phải áp dụng những mẹo cần thiết để giúp trẻ rèn luyện sự tập trung, giúp ích cho tương lai sau này của trẻ.


Đọc thêm: 

Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.
Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

Leave a Reply