Nguyên tắc giao tiếp với trẻ mầm non

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều như một trang giấy trắng và chưa hình thành một tính cách rõ rệt. Vì vậy, những nét vẽ đầu tiên trên trang giấy đó có thể sẽ quyết định cả cuộc đời trẻ. Gia đình chính là môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đối với não bộ của trẻ, sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.

Đọc thêm: Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ

Môi trường gia đình bình đẳng và ấm áp sẽ giúp các trẻ khắc phục được tâm lí nhút nhát, cho trẻ sự tự tin, thúc đẩy phát triển tính cách tốt đẹp, khiến trẻ càng thêm thông minh, dũng cảm, nhanh nhạy, đạt được thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc đời.

Giao tiếp ảnh hưởng lớn tới trẻ em

Ngôn ngữ người lớn khi giao tiếp có tác động đến não bộ của trẻ

Giao tiếp với cha mẹ

Ngay từ khi trẻ chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển, trẻ giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc… Bản năng của một người mẹ chắc chắn sẽ hiểu khi nào trẻ khóc vì đói, trẻ khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa!

Đọc thêm: Review bộ truyện Ehon – Thực phẩm tâm hồn cho trẻ.

Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ, thông qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho trẻ hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh.

Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài nhà trường và xã hội. Người lớn khi giao tiếp với nhau và với trẻ đều là những ảnh hưởng đầu đời và hình thành các tiếp xúc của trẻ với mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, phụ huynh cần quan tâm áp dụng những biện pháp để giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp thông qua việc tác động bằng cách kích thích não bộ của trẻ qua nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe – nhìn và đụng chạm.

Đọc thêm: Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh

Khuyến khích trẻ giao tiếp với người lớn

Kích thích não bộ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn

Ngôn ngữ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ

Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, ánh mắt… Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã được hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ (trên dưới 2000 từ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động cần thiết cho não bộ của trẻ để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.

Đọc thêm: Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Lưu ý khi giao tiếp với trẻ

Tuy vậy, không phải cứ nói nhiều với trẻ là tốt, đôi khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dông dài và trả lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù , lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ.

Khi trẻ có nhu cầu nói chuyện hay cần phải bày tỏ điều gì đó với cha mẹ thì cha mẹ nên cố gắng dành thời gian lắng nghe. Việc quá lạm dụng câu nói “bố/mẹ bận lắm” dần dần sẽ khiến trẻ có tâm lý bất ổn và trở nên thu mình lại. Tất nhiên, cho trẻ hiểu cha mẹ bận việc là điều cần thiết, nhưng đừng quá nhiều.

Đọc thêm: Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động.

Không nên so sánh trẻ với nhau

So sánh thái quá ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ

Trong giao tiếp thường ngày, nhiều khi bố mẹ không tránh được việc so sánh trẻ với những đứa trẻ khác. Nhưng việc này phải thực hiện một cách thật sự khéo léo, nhẹ nhàng tránh việc chỉ nói đến điểm yếu của con và so sánh thái quá. Hậu quả có lối giao tiếp này đó là trẻ sẽ có xu hướng chống đối, phản kháng với cha mẹ hơn. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện tận tình với con, chỉ ra điểm tốt, điểm chưa tốt và cùng bé khắc phục. Đồng thời luôn khen thưởng, động viên kịp thời.

Đọc thêm: Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?

Các bậc phụ huynh nên lưu ý cẩn thận trong ngôn ngữ khi giao tiếp với trẻ, đây đều là những từ ngữ đầu đời mà trẻ được nghe và có ảnh hưởng rất lớn đến cách hành xử của trẻ sau này.


Bài viết về tư duy tài chính cho trẻ:

1. Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc?

2. Bí mật cách người Do Thái dạy con về tiền bạc.

3. Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào?

4. Sơ đồ tư duy là gì?

Leave a Reply