Tư duy phản biện có thể giúp não bộ của trẻ phát triển gấp hai lần

Muốn phát triển một cách toàn diện trong tương lai thì trẻ không những cần tiếp thu tốt các kiến thức tại trường mà còn phải có kỹ năng tư duy tốt. Một trong những kỹ năng đang được các chuyên gia đánh giá cao nhất chính là tư duy phản biện của trẻ. Thực chất ngay từ khi tư duy của trẻ phát triển, trẻ biết nhận thức và đánh giá mọi việc xung quanh theo cách riêng của mình thì tư duy phản biện cũng bắt đầu được “nhen nhóm”.

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

1. Tư duy phản biện là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tư duy phản biện nhưng tựu chung lại thì tư duy phản biện chính là một quá trình kiểm tra, phân tích và đặt câu hỏi đối với sự việc, thông tin mà mình vừa nghe được.

Đối với tư duy của trẻ nhỏ thì kỹ năng tư duy phản biện chính là quá trình chủ động tìm hiểu, đưa ra các lập luận khác nhau để phản bác lại kết quả của một tư duy khác để nhằm xác định lại tính chính xác của thông tin mà mình nghe được. Việc dạy trẻ có tư duy phản biện tốt sẽ giúp bé làm chủ được kiến thức, có khả năng phân tích, đánh giá thông tin theo cách nhìn nhận riêng của mình.

Theo tiến sĩ Wagner của đại học Harvard thì tư duy phản biện sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển gấp 2 lần nhờ đó trẻ có khả năng tập trung tốt hơn và cũng có kết quả học tập tốt hơn.

4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.

tư duy phản biện

2. Làm thế nào để rèn khả năng tư duy phản biện cho trẻ?

Bạn nên phân biệt rõ ràng giữa tư duy phản biện với “tính bảo thủ” của trẻ để hướng dẫn và dạy bảo con trẻ. Tư duy phản biện chính là quá trình đòi hỏi bé phải đưa ra được lập luận phản biện logic, rõ ràng để nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà bé đang thắc mắc và khẳng định một lần nữa tính chính xác của thông tin mà bé vừa tiếp nhận chứ không phải là việc bé tranh cãi cố tình bảo vệ ý kiến của mình.

Vì thế để rèn tư duy phản biện cho trẻ cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi mở, mang tính gợi ý để trẻ tự tìm hiểu hơn là đưa ra đáp án. Tư duy của trẻ càng phát triển thì việc mong muốn tìm hiểu thế giới xung quanh càng trở nên mãnh liệt, với những câu hỏi mang tính gợi mở như: “ Con thấy vấn đề này như thế nào? Con có cách giải quyết gì hay không?”….sẽ kích thích trẻ phải tìm hiểu kỹ hơn, học hỏi nhiều hơn để có thể đưa ra đáp án. Điều này không những giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân mình mà còn là một cách giúp trẻ nâng cao khả năng suy luận, tư duy của mình.

Tìm hiểu về nếp nhăn trên não trẻ.
Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.

Hãy để trẻ giải quyết mọi vấn đề trong khả năng của mình. Thông thường cha mẹ thường hay bao bọc con cái quá mức nên chúng không thể “lớn” được trong suy nghĩ và hay ỉ lại. Cha mẹ luôn cố gắng làm tất cả mọi việc cho con cái của mình từ những việc nhỏ nhất là vệ sinh cá nhân đến việc thúc giục con làm bài thật nhanh, thậm chí con chưa kịp suy nghĩ bố mẹ đã tận tình hướng dẫn cách giải bài cho con rồi, lâu dần trẻ trở nên lười biếng trong suy nghĩ và nhận thức.

Vì vậy cha mẹ hãy dành thời gian để hướng dẫn, uốn nắn con những việc mà con làm chưa đúng. Hãy để cho con tự khám phá mọi vật xung quanh của mình để có thể rèn được tính tự lập từ ngay trong tư duy của trẻ.

Tư duy phản biện của trẻ không phải là theo di truyền mà được hình thành dần dần qua thời gian, qua các hoạt động giao tiếp, tìm hiểu hàng ngày của trẻ. Vì thế để khuyến khích tư duy của trẻ phát triển với khả năng phản biện tự nhiên thì cha mẹ nên “tạo điều kiện” để con được độc lập trong suy nghĩ và hành động nhé.


Đọc thêm tại:

Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.
Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

Leave a Reply