3 cách giúp trẻ chủ động và tự lập

Tự lập là một trong những đức tính bắt buộc cần có trong tư duy của trẻ, giúp trẻ định hình và phát triển tính cách, hành vi trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ đều không biết cách dạy con tính tự lập ngay từ sớm.

Đọc thêm: 1. Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc?

 

Cách giúp trẻ tự lập

Yêu thương con trẻ có rất nhiều cách, một trong những cách khoa học và hiệu quả nhất là giúp trẻ rèn luyện tính tự lập và chủ động, bớt ỷ lại vào người lớn ngay từ khi còn bé, có như vậy trẻ mới phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Rèn luyện tính tự lập cho con ngay từ khi còn nhỏ là một bí quyết quan trọng trong quá trình dạy con ngoan của những ai làm cha, làm mẹ. Bởi tự lập là nền tảng của nhiều phẩm chất tốt sau này, kích thích lòng ham học hỏi, ưa khám phá, tính kỷ luật, tinh thần không ngại khó khăn, khả năng sáng tạo và tư duy logic cho trẻ.

Đọc thêm: 5. Trả tiền cho trẻ làm việc nhà, có nên?

Giúp trẻ chủ động từ những việc nhỏ

Mẹ có thể đề nghị bé giúp mình những việc nhỏ. Chẳng hạn, dạy con biết cách mặc quần áo, mang giày dép cho đúng chân hay xếp gọn đồ chơi của mình. Nhưng đừng quá nuông chiều và làm tất cả thay trẻ. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhưng sẽ giúp tư duy của trẻ thông thoáng hơn, rèn luyện sự chủ động trong tác phong và thái độ sống, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh.

Mỗi khi đi học về, thay vì xem TV, hãy để trẻ giúp cha mẹ quét dọn, lau chùi nhà cửa. Có thể bé làm chưa thật tươm tất, chính xác việc cần làm nhưng nhờ vậy, bé đã ghi nhận một công việc mà mình có khả năng làm được để giúp đỡ cha mẹ, từ đó phấn đấu và cố gắng hơn trong những lần sau.

Đọc thêm: Review bộ truyện Ehon – Thực phẩm tâm hồn cho trẻ.

tretulap

Tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh để phát triển tư duy của trẻ

Thay vì chỉ giới hạn trong những mối quan hệ ở nhà, hoặc ở trường, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn. Cụ thể, cha mẹ có thể gợi ý hoặc tìm kiếm cho trẻ những công việc nhẹ nhàng để thử sức. Từ đó, giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp và không ỷ lại quá nhiều vào cha mẹ.

Với những bé tỉ mỉ, cha mẹ có thể gợi ý cho con làm thiệp để tặng những người thân trong gia đình. Hoặc cha mẹ cho bé tham gia các câu lạc bộ, tổ chức những bữa tiệc nhỏ và mời nhiều bạn bè đến để bé có thể học cách giao tiếp. Những ngại ngùng ban đầu sẽ dần tan biến và thay vào đó là thái độ cởi mở trong giao tiếp, cẩn thận trong hành động và chững chạc hơn trong suy nghĩ.

Đọc thêm: 5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.

tretulap1

Dành nhiều thời gian cho con

Dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến con trẻ, đặc biệt là trong vấn đề học tập. Luôn khuyến khích tư duy của trẻ rộng mở và phong phú hơn, thay vì chỉ chép bài văn mẫu hay những bài toán theo công thức và thay số. Những ý tưởng sáng tạo của trẻ nếu được sự ủng hộ, góp ý từ cha mẹ sẽ giúp trẻ tự tin và cố gắng nhiều hơn.

Đọc thêm: Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

tretulap3

Không có động lực nào hơn lời khen từ chính cha mẹ mình. Cha mẹ nên biết rằng, từ những vấn đề nhỏ cha mẹ chẳng bao giờ nghĩ đến như thế cũng góp công dạy con chủ động và tự lập hơn. Đừng quên chia sẻ với trẻ những chuyện dù là nhỏ bé nhất. Lời khuyên từ bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy mình trưởng thành, tự tin hơn khi đối diện với mọi vấn đề.

Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Leave a Reply