4 cách giúp trẻ duy trì cảm hứng với trường lớp

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình chăm chỉ học tập, có được một nền tảng kiến thức tốt để sau này ra cuộc đời có sẽ đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống. Nhưng muốn trẻ hoc tập tốt thì trẻ cần cảm thấy hứng thú với trường lớp, với việc học tập. Vậy phải làm sao để tạo cảm hứng và duy trì cảm hứng của trẻ với trường lớp?

Đọc thêm: Giúp trẻ khám phá thế giới qua tranh.

Dạy trẻ biết về trách nhiệm

Cha mẹ cần nói rõ cho trẻ hiểu mỗi người trong gia đình đều có một công việc rõ ràng, người lớn thì đi làm, trẻ con thì đi học. Nếu trẻ chưa chấp nhận, phụ huynh hãy kể cho con nghe những hoàn cảnh gia đình tương tự có bạn cùng tuổi đã đi học để trẻ cảm nhận được phần nào trách nhiệm nhỏ bé của mình.

Cha mẹ có thể kể cho trẻ những câu chuyện về các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn (thiếu sức khỏe, người thân chăm sóc,…) nên không được đến trường. Qua các câu chuyện đó để trẻ hiểu rằng được đến lớp là một điều hạnh phúc.

Cuối cùng, hãy giúp trẻ hiểu việc đến lớp vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của trẻ.

Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?
Năng khiếu có di truyền hay không?

trẻ tới trường

Nhận thức được lợi ích của việc học

Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú học tập khi trẻ ý thức được lợi ích của việc học. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cha mẹ cần làm cho các em nhận thức được lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực: Con mà biết chữ thì cả chân trời mở ra cho con. Con có thể đọc truyện, viết thư cho ông bà, bạn bè… Cả một vương quố kì diệu chỉ dành cho người biết đọc, biết viết mở ra trước mắt con…

Xác lập mục tiêu cho trẻ

Cha mẹ nên ngồi xuống cùng con xác lập mục tiêu cho kết quả học tập mà trẻ mong muốn đạt được. Khi trẻ có một mục tiêu để phấn đấu, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn việc học tập, với trường lớp.

Đọc thêm: Sách truyện hay cho trẻ.

Có những phần thưởng xứng đáng

Sau mỗi ngày tới lớp mà trẻ có dấu hiệu tiến bộ, hãy trao cho con những phần quà khích lệ có thể là vật chất hoặc tinh thần (như cái kẹo, đồ chơi, cái ôm hôn…).

Trên đây là những kinh nghiệm giúp trẻ có động lực và có cảm hứng hơn với trường học. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhẹ nhàng, kiên trì, tránh làm những hành động ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn học hỏi của trẻ (mắng mỏ, chê bai trẻ…) Hy vọng với thông tin trên đây. các bạn sẽ có thể áp dụng tốt nhất cho riêng mình.


Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?
Tìm hiểu về nếp nhăn trên não trẻ.
Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.

Leave a Reply