Chỉ số trí tuệ xúc cảm (EQ) là khả năng hiểu và kiểm soát ngôn ngữ cảm xúc của bản thân. EQ rất quan trọng không kém thậm chí còn hơn IQ trong nhiều trường hợp, nó giúp bé kiểm soát sự lo âu và kìm nén được cơn giận… Tất cả những điều này rất quan trọng cho sự phát triển của bé bây giờ và cả tương lai sau này. EQ không chỉ giới hạn ở sự đồng cảm, thấu hiểu người khác mà còn bộc lộ qua trực giác, sức sáng tạo, sự năng động, kiên cường, cân bằng áp lực,… Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số IQ, EQ, LQ và vai trò của các chỉ số này trong sự thành công của mỗi người.
Vì vậy, cha mẹ và những người xung quanh bé chính là hình mẫu dạy trẻ cách cư xử và giải quyết các tình huống trong cuộc sống như thế nào. Do vậy, bạn nên kiểm soát hành vi của mình trước mặt con nhất là trong độ tuổi từ 1-7.
Những cách làm tăng chỉ số EQ
-
Lắng nghe và đồng cảm với con
Đồng cảm không có nghĩa là hoàn toàn đồng ý với bất cứ việc làm, hành động, suy nghĩ nào của con, đồng cảm là việc hiểu rõ suy nghĩ quan điểm của của con. Khi luồng suy nghĩ đó là đúng, bé vô cùng tự tin và hài lòng với bản thân khi bố mẹ ghi nhận. Còn ngược lại, điều này vẫn giúp bé tăng chỉ số trí tuệ cảm xúc khi thấy bố mẹ dỗ dành và khuyên nhủ bé.
Một trong những phương pháp tuyệt vời để hiểu con chính là sự lắng nghe. Hãy tập trung lắng nghe điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận. Khi bố mẹ hiểu bé thì sự đồng cảm cũng từ đó mà nảy sinh.
Một cách nữa là nói chuyện với trẻ thường xuyên. Điều này giúp cho cha mẹ và con hiểu nhau hơn. Đừng kiệm lời với trẻ con nhất là những lời khen ngợi và khuyến khích trẻ. Khi trẻ lấy cho bạn cái gì đó, hãy nói cảm ơn trẻ khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng.
-
Giúp trẻ đặt tên cảm xúc
Với sự hạn chế về từ vựng và sự hiểu biết sơ đẳng về nguyên nhân và hậu quả, trẻ thường gặp khó khăn khi diễn đạt điều đang cảm nhận. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xây dựng vốn từ vựng cảm xúc bằng cách ghép những biểu hiện cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ.
Ví dụ: Trẻ thất vọng khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó đúng không?”.
Bài viết liên quan: Tìm hiểu về não phải, bộ não ẩn chứa cảm xúc, sáng tạo của con người.
-
Dạy kỹ năng giải quyết vấn đề
Luôn luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp.
Ví dụ: “Mẹ biết con rất tức giận khi em làm hỏng đồ chơi, nhưng con không thể đánh em ấy. Con có thể làm được gì khác khi con tức giận không?”.
Nếu trẻ không có ý tưởng nào hãy giúp trẻ đưa ra một số lựa chọn. Lúc đó trẻ sẽ nhận thức được rằng đó là sự tán thành tức giận, nhưng không nên làm tổn thương người khác vì sự tức giận của mình.
-
Dạy con qua những câu chuyện
Mỗi ngày bố mẹ nên dành thời gian để kể cho con nghe những mẩu chuyện nhỏ để con hiểu và chủ động tạo nên cảm xúc trong mình. Nghĩ ra tình huống và dạy con tiết chế cảm xúc. Ví dụ, thấy bạn ngã, bé không nên cười trêu lại mà nên chạy ra để nâng bạn; khi thấy người ăn xin, các bạn nhỏ bạn hàng rong thì bé không nên dè bỉu, quát nạt mà nên giúp đỡ trong khả năng của mình.
Trên đây là 4 cách rất gần gũi giúp tất cả bố mẹ không phân biệt sang hèn đều có thể rèn luyện tăng chỉ số EQ cho trẻ ngay tại nhà từng giây từng phút. Đứa trẻ có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng làm chủ bản thân mình, sống cân bằng và có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống.
Đọc thêm các bài viết hay tại:
Giáo dục trẻ kiềm chế cảm xúc của bản thân như thế nào? |
9 câu nói thường ngày của cha mẹ có tác dụng khích lệ trẻ. |
Kinh nghiệm làm cha mẹ. |
Tại sao có nhiều đứa trẻ thông minh và không thành đạt. |