Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có rất nhiều lúc sợ hãi. Làm thế nào để con dũng cảm hơn. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết giáo dục lòng dũng cảm cho trẻ bằng cách nào? để có thể giúp con bạn trở nên mạnh mẽ, dũng cảm đối diện với mọi nỗi sợ hãi của mình nhé.
Những dấu hiệu cho thấy bạn cần giáo dục long dũng cảm cho trẻ.
Nếu con bạn có những dấu hiệu sau thì bạn chắc chắn phải tìm ra phương pháp giáo dục lòng dũng cảm cho trẻ bằng cách nào? để cùng con vượt qua nỗi sợ này.
- Trẻ đột nhiên thay đổi thói quen trong ăn uống như ăn ít đi hoặc ăn nhiều hơn hẳn
- Trẻ rất hay nói mê trong khi ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
- Trẻ không tập trung vào bất cứ việc gì đặc biệt trong học tập, thường lơ là mọi việc.
- Trẻ đột nhiên có những kích động thái quá hoặc bị thụ động hơn những ngày thường.
Với những đứa trẻ khỏe mạnh thì việc sợ hãi là biểu hiện bình thường. Nhưng với những trẻ nhạy cảm thì sợ hãi sẽ trở thành nỗi ám ảnh của trẻ, càng lớn trẻ sẽ càng sợ.
Đọc thêm: Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ từ 0-6 tuổi.
Lòng dũng cảm cũng cần được vun đắp hàng ngày
Bạn nên giáo dục lòng dũng cảm cho trẻ bằng cách nào
- Trước tiên bạn hãy cùng con vẽ nỗi sợ hãi của con lên giấy theo tưởng tượng của con. Hãy cùng con chơi trò chơi sợ hay không sợ với những hình ảnh bạn và con cùng vẽ. Từ đấy dần cảm nhận xem con bạn thật sự sợ điều gì nhất để tìm cách giúp con vượt qua nỗi sợ hãi bằng lòng dũng cảm của mình.
- Bạn có thể cùng con chơi trò vẽ và xé đi chính nỗi sợ hãi của con, mỗi lần con xé đi nỗi sợ hãi của mình bạn sẽ thưởng cho con 1 phần thưởng, để con nhận thấy rằng việc vượt qua nỗi sợ hãi không phải là quá khó khăn, từ đó con dễ dàng vượt qua được nhiều nỗi sợ hãi khác nhau.
- Nghĩ ra các trò chơi phù hợp có liên quan tới nỗi sợ của trẻ để giúp trẻ vượt qua. Ví dụ, Nếu con sợ bóng tối bạn có thể giúp con vượt qua bằng cách chơi trò trốn tìm trong bóng tối, để con là người chủ động vượt qua bóng tối để tìm thấy bạn. Hoặc bạn có thể là người đi tìm nhưng chủ động xin hàng vì không thể tìm thấy trẻ trốn ở đâu.
4 cách tăng chỉ số EQ cho trẻ tại nhà. |
Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm. |
- Ngoài ra bạn và con có thể cùng nhau chơi trò đóng vai các nhân vật trong truyện cổ tích. Để con được làm công chúa, hoàng tử luôn luôn có lòng dũng cảm vượt qua mọi nỗi sợ hãi do phù thủy hoặc kẻ xấu gây ra. Từ đó giúp con hình thành một cách tốt nhất lòng dũng cảm như chính những nhân vật mà con đang đóng.
Những trò chơi tiếp xúc giữa mẹ và trẻ sẽ giúp con dễ dàng tạo dựng lòng dũng cảm vượt qua mọi nỗi sợ hãi của bản thân, vì con tin rằng con làm j thì cũng sẽ luôn có mẹ đồng hành. Đây thực sự là một phương pháp tốt cho những mẹ chưa biết giáo dục lòng dũng cảm cho trẻ bằng cách nào?
Trên đây là một số phương pháp giáo dục lòng dũng cảm cho những phụ huynh chưa biêt giáo dục lòng dũng cảm cho con bằng cách nào. Hi vọng các bạn có thể tìm ra phương pháp tốt nhất giúp con tự tin, dũng cảm vượt qua mọi nỗi sợ hãi của mình.
Đọc thêm các bài viết được quan tâm tại:
Trẻ nhút nhát do bản tính hay do môi trường? |
Người lớn có cần tôn trọng trẻ em? |