5 kỹ năng xã hội vô cùng quan trọng cần dạy cho trẻ dưới 6 tuổi

Giúp con rèn luyện kỹ năng xã hội cũng quan trọng như việc  dạy bé  học toán, luyện tiếng Anh vậy. Sử dụng khéo léo những kỹ năng xã hội của mình sẽ giúp bé có nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai. Hãy bắt đầu bồi đắp những kỹ năng không thể thiếu này càng sớm càng tốt.

Kỹ năng 1: Biết nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi”

Một trong những câu quan trọng và cần thiết nhất mà trẻ phải được học từ  sớm là “Cảm ơn“ và “Xin lỗi”. Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Hầu hết chúng ta đều muốn được nghe “cám ơn” khi làm một điều gì cho ai đó, ngay cả khi đó là điều chúng ta cần phải làm. Lời cảm ơn rất quan trọng trọng các mối quan hệ xã hội. Bạn hãy dạy con cần nói “cảm ơn” khi được giúp ngay cả với những người quá thân thuộc với mình (ví dụ người thân trong gia đình).

Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, nó thể hiện văn minh và thái độ tôn trọng con người. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình về lỗi lầm đã mắc phải, nhờ vậy chúng ta sẽ sửa lỗi nhanh hơn và chóng tiến bộ hơn.

Đọc thêm: 4 kỹ năng mềm cho trẻ mầm non – Học từ doanh nhân nhí Bảo Ngọc.

kỹ năng xã hội cho trẻ 1

Trẻ có kỹ năng xã hội tốt sẽ dễ thành công trong cuộc sống

Kỹ năng 2: Giao tiếp bằng mắt

Tiếp xúc bằng mắt là điều kiện đầu tiên giúp bạn giao tiếp thành công. Bạn hãy chỉ cho bé cách nhìn vào mắt một người khi đang nói chuyện. Đây là cách để không bỏ sót thông tin, đồng thời xua tan sự sợ hãi, lo lắng trong giao tiếp. Ánh mắt trực tiếp, chăm chú sẽ dễ gây được thiện cảm và sự tin cậy. Bạn sẽ thấy bé mau chóng làm chủ được những cuộc nói chuyện như thế nào.

Kỹ năng 3: Biết tôn trọng người khác

Biết tôn trọng người khác là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không tôn trọng bản thân mình, bạn bè và mọi người thì hầu như trẻ không có khả năng thành công trong cuộc sống. Trẻ biết tôn trọng người khác sẽ quan tâm đến bà con họ hàng và có tinh thần trách nhiệm, và trẻ sẽ hoà thuận với bạn bè cùng lứa.

Kỹ năng 4: Kiểm soát cảm xúc

Cách trẻ bộc lộ và phản ứng với cảm xúc của mình có ảnh hưởng rất lớn đến cách cư xử của trẻ và qua đó cho thấy cách trẻ thích ứng và tận hưởng cuộc sống như thế nào. Tuy nhiên trẻ cần nhiều thời gian để học cách kiểm soát tình cảm của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng cảm xúc của người khác và cha mẹ chính là người có thể giúp trẻ kiểm soát cảm xúc.

Đọc thêm: Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Kỹ năng 5: Gánh chịu hậu quả hay lời chỉ trích

Bạn hãy giúp trẻ nhận ra cách để chúng tự đứng trên đôi chân của mình mà không phụ thuộc vào cha mẹ. Không nên để chúng nghĩ rằng chúng luôn có cha mẹ chăm sóc và bảo vệ. Trẻ nhỏ khi vấp ngã hay nhìn cha mẹ để xem họ có xuýt xoa vỗ về hay không, và có thể mè nheo làm nũng đôi chút. Nếu cha mẹ “tỉnh bơ” trong trường hợp này, chúng cũng sẽ coi chuyện đó chẳng có gì to tát, và sẽ tự biết đứng lên sau khi ngã.

Trên đây là 6 kỹ năng xã hội quan trọng bậc nhất cho trẻ từ 0-6 tuổi. Việc dạy trẻ càng sớm càng tốt nhưng bố mẹ cần linh hoạt cách thực hiện phù hợp với tính cách cũng như khả năng thích nghi của từng bé. Bé tư duy hy vọng các bé sẽ học được những bài học vô cùng ý nghĩa trong suốt hành trình tuổi thơ của mình.


Đọc thêm các bài viết hay của Bé tư duy tại:

Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì?
5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.

Leave a Reply