Nếu con của bạn rất hay tò mò và ham học hỏi để hiểu biết, quan tâm đến mọi thứ ở xung quanh từ rất sớm,… rất có thể não bộ của trẻ có những phát triển vượt bậc về khía cạnh nào đó, đồng nghĩa bé có năng khiếu.
Đọc thêm: Quá trình hình thành não bộ trong bào thai
Phần lớn các bậc phụ huynh đều thấy con mình giỏi hơn các bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, đa số các bé chỉ có thể là thiên tài trong mắt cha mẹ mình. Điều này không có nghĩa là bạn không nên chú ý đến những khả năng đặc biệt của bé.
Năng khiếu học tập
Trẻ học nhanh chóng, dễ dàng và ít phải học thuộc lòng trong những môn học yêu thích. Bé tập trung cho những môn yêu thích nhiều hơn những bạn cùng lớp, cùng xóm. Đồng thời, bé tự mình mở rộng kiến thức và dành phần lớn thời gian trong não bộ của trẻ để nghiên cứu thêm lĩnh vực yêu thích.
Bé có khả năng đánh giá, nhận định về những thông tin có liên quan đến lĩnh vực mà bé tìm hiểu. Ngoài ra còn chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ những cha mẹ, ngươi lớn để mở rộng vốn hiểu biết về đề tài bé quan tâm.
Đọc thêm: Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Não bộ của trẻ giúp năng khiếu làm lãnh đạo
Trẻ có thể khuyến khích và khơi dậy tinh thần của các bạn và được bạn công nhận những kỹ năng và khả năng tự chủ. Trẻ biết điều động, sắp xếp và biết cách làm cho mọi người thực hiện tốt vai trò của mình trong nhóm bạn.
Đối với chỗ đông người, trẻ có thể đồng cảm và lắng nghe câu chuyện của người khác. Thực hiện vai trò một cách đáng tin cậy và có trách nhiệm.
Đối với nhóm bạn, nhóm cùng lớp, não bộ của trẻ điều hành linh hoạt giúp trẻ kiểm soát được tinh thần của nhóm, khơi gợi cảm hứng và sự hăng hái ở các thành viên. Ngoài ra, trẻ có thể phối hợp vui chơi và hỗ trợ cho các bạn trong hội. Trẻ thường đặt ra những câu hỏi và đề nghị cho cả nhóm chơi trò gì, luật như thế nào. Đặc biệt, khi có một điều gì đó cần được quyết định, tất cả mọi người trong nhóm đều nhìn bé chờ đợi.
Đọc thêm: Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Năng khiếu về vận động
Khi có năng khiếu về vận động, não bộ của trẻ sẽ khiến trẻ thích các hoạt động thể chất, yêu thích thể thao, có ý thức về hình thể và lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.
Đồng thời, trẻ cũng tự tin, nhẫn nại, sức chịu đựng và tính kiên trì trong các hoạt động thể chất. Dễ nhận ra khi trẻ có sức mạnh vượt trội khi tham gia các trò chơi vận động với các bạn cùng trang lứa.
Đọc thêm: Giúp trẻ khám phá thế giới qua tranh.
Năng khiếu về nghệ thuật (bao gồm âm nhạc và diễn xuất)
Năng khiếu âm nhạc
Trẻ rất hứng thú với nhịp điệu, ghi nhớ về âm điệu, nhịp tốt và có thể lặp lại những giai điệu, tiết tấu khi nghe qua.
Não bộ của trẻ giúp phân biệt tốt âm nhạc và những âm thanh khác. Trẻ cảm thấy sự thân thuộc đối với âm nhạc, hưởng ứng một cách nhanh chóng, dễ dàng với nhịp điệu, giai điệu và hòa âm;
Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên sử dụng âm nhạc để mô tả cảm giác hay trải nghiệm của bản thân.
Đọc thêm: Nhân vật truyền cảm hứng cho trẻ.
Năng khiếu diễn xuất
Trẻ sẽ dễ dàng thể hiện sự quan tâm và thích thú những hoạt động đầy kịch tính. Thường xuyên nhập vai một nhân vật khác (siêu nhân, anh hùng,…) hoặc một con vật nào đó.
Trẻ hay sử dụng âm sắc khác nhau của giọng nói để phản ánh những thay đổi trong tâm trạng, thích gợi lên những phản ứng tình cảm từ người nghe. Giao tiếp và bộc lộ cảm xúc bằng nét mặt, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể;
Thường thì trẻ sẽ chứng tỏ được khả năng và kinh nghiệm về diễn xuất và đặc biệt có thể đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, dẫn dắt mọi người đến cao trào rồi dẫn đến kết thúc bất ngờ khi trình bày một câu chuyện.
Đọc thêm: Bài tập phát triển tư duy cho trẻ 3-4 tuổi tại nhà.
Năng khiếu hội họa
Những đứa trẻ có thiên hướng về hội họa thường đặc biệt thích nghịch với màu sắc, sớm thích thú với bút vẽ và tạo hình đồ vật. Đề phát hiện năng khiếu này thực sự không khó, cha mẹ chỉ cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc sớm với hội họa và quan sát sự chú tâm cũng như những tác phẩm của con là thấy rõ.
Những đứa trẻ có năng khiếu thường có nhiều tác phẩm vượt xa khuôn mẫu được dạy và thể hiện rõ nét sự sáng tạo của mình.
Đọc thêm: Dạy bé những nét vẽ đầu đời.
Sẽ có một vài trẻ thể hiện rõ năng khiếu trong khi một số còn tiềm ẩn vì nhiều lý do. Xác định chính xác năng khiếu của con cực kỳ quan trọng. Hãy dùng kinh nghiệm và hiểu biết về các dấu hiệu đã nêu ở trên để nhận ra những năng khiếu của con. Khi đã nhận ra con mình có năng khiếu, cha mẹ cần giúp con phát triển tốt năng khiếu đó. Điều quan trọng nhất là để con phát triển về não bộ của trẻ và phát triển toàn diện chứ không chỉ tập trung toàn lực vào tài năng của trẻ. Hãy hợp lý hóa mong đợi của cha mẹ và không cư xử với con như với một người lớn.