Trong suốt quá trình phát triển từ 0 đến 6 tuổi, cơ thế trẻ tăng trưởng không ngừng về số lượng lẫn chất lượng. Trẻ sẽ cao hơn, cân nặng tăng theo thời gian, bộ não tăng trưởng về kích thước và sự hoàn thiện của hệ thống thần kinh bao gồm cả quá trình tư duy của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ hoàn thiện dần khả năng ghi nhớ, trẻ có thể phân biệt được những sự khác nhau cơ bản. Đồng thời, tâm lý cũng như tính cách của trẻ sẽ có những thay đổi nhất định. Trẻ biết thương, ghét, thích, sợ, giận hờn, buồn vui,… Bài viết sau đây xin giới thiệu đến các bạn những điều mà trẻ từ 0 đến 6 tuổi thường sợ nhất để các bậc cha mẹ cùng tham khảo.
Đọc thêm: Đứa trẻ có tư duy logic sẽ dễ thành công – Bố mẹ hỗ trợ bé bằng cách nào?
1. Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, điều làm trẻ sợ nhất là những tiếng ồn hoặc âm thanh lớn xuất hiện đột ngột mà trẻ chưa chuẩn bị tâm lý để đón nhận. Điều này dễ làm cho trẻ giật mình và khóc thét. Bên cạnh đó, việc không được nhìn, nghe thấy hay gần gũi với bố mẹ, ông bà, người thân sẽ gây ra nỗi sợ cho trẻ bởi phần não bộ chịu trách nhiệm cho sự hằng định đối tượng ở trẻ chưa được phát triển đầy đủ. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với người lạ như được ẳm bồng, trò chuyện, trẻ dễ cảm thấy sợ và dễ khóc.
2. Trẻ từ trên 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi
Trẻ ở giai đoạn này có khả năng hiểu biết về những đối tượng hằng định, thân thuộc và những mối quan hệ nhân quả. Trẻ có khả năng nhận ra rằng người lớn có thể quay lại và chúng hiểu rằng những hành động, cảm xúc của chúng có thể ảnh hưởng đến người khác. Não bộ của trẻ đã phát triển khá đầy đủ, tư duy của trẻ đã hoàn thiện hơn để có biểu hiện quý mến một người (thường là người chăm trẻ và gần gũi trẻ nhất, có thể là người mẹ hoặc cô nuôi dạy trẻ). Trẻ có thể biểu hiện sự ngại ngùng, nhút nhát, e dè khi tiếp xúc với người lạ. Đây đồng là biểu hiện của trẻ nói lên được trẻ mong muốn ở gần những người thân, gần bố mẹ, ông bà, những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn sợ những âm thanh bất ngờ hoặc những tiếng ồn.
Đọc thêm: 7 Hành động thường ngày của người lớn vô tình bạo hành trẻ.
3. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Khi trẻ được 1 tuổi, điều trẻ sợ nhất là bị xa rời bố mẹ. Nỗi sợ này sẽ kéo dài liên tục đến khi trẻ 6 tuổi. Trẻ nhỏ vẫn có tâm lý phụ thuộc vào bố mẹ, ông bà, người nuôi dưỡng nên trẻ sẽ dễ cảm thấy sợ sệt khi tách khỏi những người này. Trẻ cũng tỏ ra sợ hãi khi bị đau và vẫn sợ những âm thanh lớn, những tiếng động bất ngờ.
Trẻ ở độ tuổi 1 đến 2 tuổi thường thể hiện nỗi sợ trước các con vật hoặc những đồ vật có kích thước lớn. Trẻ hay cảm thấy sợ khi tiếp xúc với đồ vật lạ. Vì quá trình tư duy của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ chưa thể nhận thức được như người lớn. Trẻ còn sợ những căn phòng tối, những nơi xa lạ. Đây là lý do vì sao trẻ lại rất cần mẹ vào buổi tối.
Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản. |
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì? |
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi thường hay sợ bóng tối
4. Trẻ từ 3 đến 4 tuổi
Song song với sự phát triển não bộ, tư duy của trẻ, khả năng tưởng tượng của trẻ trở nên phong phú và rất dao động. Trẻ thường nằm mơ và những giấc mơ của trẻ khá sinh động bao gồm nhiều nhân vật từ cô tiên, con vật cho đến quái vật. Trẻ hay sợ mặt nạ, bóng tối và cần được bố mẹ trấn an vào giữa đêm khuya. Trẻ ở độ tuổi này thường muốn tách rời khỏi bố mẹ vì chúng muốn tự lập, muốn tự khẳng định chính mình. Trẻ sẽ thường nói những câu như “Để con làm”, “Tự con sẽ làm được”, “Hãy để con”,…
5. Trẻ từ 5 đến 6 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ hay sợ sự đau đớn về cơ thể và những người xấu. Cách trẻ chơi có thể phần nào phản ánh được những nỗi sợ của trẻ thông qua việc chúng liên tưởng về những chuyện xấu sẽ xảy ra, những điều không có thật. Trẻ có thể tưởng tượng và sợ hãi những con ma, phù thủy hoặc nghĩ mình trở thành một nhân vật siêu nhiên. Sấm chớp hoặc tiếng xe nổ lớn cũng có thể khiến trẻ sợ hãi. Trẻ thường sợ khi phải ngủ một mình, khi đi một mình trong bóng tối.
Review bộ truyện Ehon – Thực phẩm tâm hồn cho trẻ. |
Giúp trẻ khám phá thế giới qua tranh. |
Trẻ 5-6 tuổi hay sợ ngủ một mình
Nắm được những điều trẻ từ 0 đến 6 tuổi thường hay sợ, bố mẹ nên có những thái độ và hành động thích hợ để giúp trẻ an tâm hơn như gần gũi với trẻ nhiều hơn, trấn an tâm lý cho trẻ, không để trẻ đi một mình trong bóng tối, giải thích cho trẻ những điều không đúng với thực tế,… Điều này sẽ góp phần giúp trẻ ổn định về tâm lý và quá trình phát triển tư duy của trẻ được tốt hơn, trẻ tránh được một số bệnh về tâm thần như trầm cảm, lo âu, tự kỷ,…