Sở thích là điều rất quý báu đối với trẻ nhỏ. Trẻ em bộc lộ những khả năng của bản thân qua sở thích của mình.
Sở thích mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ:
- Sở thích là công cụ giáo dục hiệu quả. Ví dụ: một đứa trẻ thích vẽ sẽ học được rất nhiều về cách phối màu, hình khối, tăng khả năng tưởng tượng.
- Trẻ sẽ học được cách thiết lập mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề gặp phải khi được sống với những sở thích của mình.
- Sở thích khi “chín muồi” sẽ thành niềm đam mê của con trẻ.
Đọc thêm: 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Sở thích mang lại rất nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển của trẻ nhưng không có nghĩa là cha mẹ có thể để con thoải mái với những sở thích của mình. Trẻ chỉ nhận được các giá trị tốt đẹp từ những sở thích lành mạnh. Con trẻ chưa đủ năng lực để xác định những gì con thích có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con. Và con chỉ tìm được những điều thích thú từ những gì cha mẹ và môi trường xung quanh đưa đến. Vì vậy, cha mẹ cần phải định hướng sở thích cho con.
Đọc thêm: Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Nhưng định hướng không có nghĩa là ép buộc trẻ, tùy tiện ngăn chặn, cản trở trẻ làm theo sở thích của bàn thân. Trẻ có quyền có sở thích, hứng thú riêng, đó là quyền lợi đương nhiên của trẻ. Cha mẹ cần hiểu và biết cách tôn trọng trẻ. Trước khi định can thiệp vào sở thích, hứng thú của con, bố mẹ cần tìm hiểu kĩ xem trẻ thích cái gì? Tại sao thích? Sở thích đó có lợi, hại ra sao? Nếu thấy sở thích của con là lành mạnh, có ích hoặc vô hại, cha mẹ cần tôn trọng và giúp con có điều kiện phát triển. Nếu những sở thích đó không có lợi cho con, cha mẹ cần nhẹ nhàng giảng giải, từ từ hạn chế con tiếp tục những sở thích đó, đồng thời cho con tiếp xúc với các cách vui chơi, giải trí khác lành mạnh và phù hợp với con hơn.
Đọc thêm: Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Định hướng sở thích là hướng con chọn lựa sở thích phù hợp trong số các sở thích, hứng thú của con. Cha mẹ không nên cho rằng, định hướng nghĩa là chọn những thứ cha mẹ thích, hoặc thấy tốt cho sự phát triển của con rồi ép buộc con tham gia với phương châm “giỏi thì sẽ thích”. Ép buộc trẻ đi theo những môn trái với sở thích sẽ rất khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Và khi ép buộc trẻ nghĩa là những bậc phụ huynh chúng ta đang vi phạm quyền cơ bản nhất của con trẻ là quyền được vui chơi, giải trí; quyền được học tập và phát triển năng khiếu.
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh. |
Giúp bé rèn luyện nhân cách qua truyện “Đàn kiến biết ơn”. |
Truyện kể trước giờ đi ngủ – Chú tuần lộc mũi đỏ. |