Cách giúp trẻ mở rộng tầm nhìn: Rất quan trọng nhưng chưa được cha mẹ để ý

Trong phương pháp giáo dục cho trẻ hiện nay thì việc giúp phát triển tư duy của trẻ hiện nay thông qua việc cho bé tìm hiểu thế giới xung quanh quan trọng và thiết thực hơn rất nhiều so với việc bắt bé ngồi một chỗ để nhồi nhét kiến thức trong sách vở vào đầu của bé. Cha mẹ hãy giúp con được mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình bằng việc cho bé được tiếp xúc với thật nhiều không gian khác nhau.

  1. Những không gian có thể giúp trẻ mở rộng tầm nhìn

Công viên, viện bảo tàng, vườn bách thú, phòng triển lãm tranh, những công trình nổi tiếng hay chỉ là một vườn rau xanh nho nhỏ thôi cũng là không gian sống sinh động có thể giúp bé khám phá, tìm hiểu về thế giới quan xung quanh. Từ đó giúp bé nhận thức được nhiều sự vật, sự việc khác nhau, sự thay đổi của vạn vật xung quanh chính là cơ hội giúp bé có thể mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết một cách hiệu quả nhất.

Cha mẹ nên biết rằng với mỗi một đứa trẻ thì mỗi một không gian mà chúng đi qua đều chứa đựng rất nhiều điều “bí mật” mà chúng cần khám phá. Vấn đề quan trọng nhất là các bậc phụ huynh luôn phải dành thời gian bên chúng để có thể giải đáp mọi thắc mắc mà trẻ đưa ra.

Muốn con có thể mở rộng được hiểu biết, mở rộng tầm nhìn và nhớ lâu thì kiến thức ấy phải do con “tự học” theo cách hiểu của mình chứ không phải như một con vẹt đọc vanh vách mà không hiểu bản chất. Đừng vội giải thích cho trẻ mà hãy đặt câu hỏi để trẻ tự “tìm kiếm” câu trả lời mới là phương pháp giúp tư duy của trẻ phát triển toàn diện.

Chẳng hạn nếu bạn dắt con đến công viên chơi, thay vì nói cho con biết con khỉ ăn chuối thì hãy đố con xem con khỉ ăn gì để bé quan sát và đưa ra câu trả lời, điều đó sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, đồng thời cũng kích thích được kỹ năng tư duy và tự học hỏi ngay từ nhỏ của trẻ.

7 Hành động thường ngày của người lớn vô tình bạo hành trẻ.
Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.

mở rộng tầm nhìn

  1. Giúp trẻ ghi nhớ và tổng hợp các kiến thức đã học

Không chỉ để bé tự tìm ra các bài học trong mỗi không gian mà bé đi qua, các bậc phụ huynh còn phải biết cách giúp trẻ ghi nhớ và tổng hợp những kiến thức mà bé đã học được bởi trẻ em “nhanh nhớ mà cũng rất nhanh quên”. Vì thế tổng hợp kiến thức chính là bước quan trọng giúp con “nhớ lại” thông tin đã học một cách tốt nhất.

Sau mỗi chuyến đi cha mẹ hãy ngồi lại với trẻ, nói chuyện với trẻ vì những gì đã trải qua, khuyến khích bé kể lại những gì đã được nhìn thấy và nêu lên suy nghĩ của riêng bé về sự vật, sự việc đó hay hỏi xem bé có cách giải quyết nào tốt hơn không chẳng hạn. Việc làm bạn với con sau mỗi chuyến đi không chỉ giúp bé ghi nhớ lâu hơn kiến thức đã được học để từ đó có thể mở mang tầm nhìn, tầm hiểu biết của trẻ mà còn là cách giúp cho tình cảm của cha mẹ với con cái trở nên gần gũi, yêu thương nhau hơn.

Trẻ em vô cùng năng động và thích khám phá thế giới quan xung quanh, vì thế việc giúp mở rộng tầm nhìn một cách hiệu quả nhất chính là cho bé tiếp xúc thật nhiều với các môi trường, không gian khác nhau, đây chính là nền tảng cơ bản để tư duy của trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.


Đọc thêm:

Thai giáo: Giáo dục tâm hồn cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Điểm giỏi, đừng sợ! – Quan điểm về điểm số của chị Phan Hồ Điệp

Leave a Reply