Trí thông minh của là một khái niệm khó đo lường và khó xác định. Hầu hết các nghiên cứu ngày nay đều chỉ ra rằng, trí thông minh của một người là sự kết hợp của kiến thức mà ta học được, các kỹ năng nhờ sự kích thích não bộ liên tục, khả năng lĩnh hội cũng như khả năng suy luận.
Đọc thêm: Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Điều này cũng có nghĩa rằng khả năng trí tuệ của chúng ta hình thành và phát triển theo thời gian chứ không phải được xác định và không thay đổi kể từ lúc ta được sinh ra, hay có được hoàn toàn từ gen cha mẹ.
Các nhà khoa học đã dành hơn một thế kỷ để nghiên cứu và tìm hiểu xem trí tuệ con người phụ thuộc như thế nào vào bộ gen được thừa hưởng từ cha mẹ. Và họ đã khám phá rằng hệ gen thực sự có ảnh hưởng khá lớn đến trí tuệ và chỉ số thông minh (IQ) của một người, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không đồng nhất mà dao động từ 40 – 80%.
Đọc thêm: Trí thông minh có phải thừa hưởng từ gen.
Yếu tố di truyền (gen từ cha mẹ)
Thêm vào đó, cấu trúc của bộ não và khả năng thực thi nhiệm vụ của nó cũng góp phần vào mức độ thông minh của con người. Bằng phương pháp chụp hình bộ não, các nhà thần kinh học đã tìm ra nhiều điểm khác nhau trong cấu trúc của các bộ não, đặc biệt là sự khác biệt ở những đường rãnh ở vùng trán, đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng trí tuệ của một người. Hiệu suất hoạt động của những đường rãnh ở khu vực này tương quan với hiệu quả hoạt động khi kích thích não bộ, cũng như quá trình xử lý thông tin. Đây chính là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ.
Đọc thêm: Trả tiền cho trẻ làm việc nhà, có nên?
Đầu tư hợp lý trong việc kích thích não bộ để trẻ thông minh hơn
Lí do nhiều nhà khoa học và nhà giáo dục xem giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển trí thông minh của trẻ là bởi não bộ của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển từ khi còn trong bụng mẹ, đạt tới 50% trọng lượng của người trường thành khi được 6 tháng tuổi và gần như hoàn thiện khi trẻ lên 6.
Vậy nên, trong giai đoạn này của con, các bậc phụ huynh nên áp dụng các phương pháp giáo dục để phát huy tối đa tiềm năng của con. Giáo dục không hẳn là bắt trẻ ngồi vào bàn học, mà chỉ cần nắm lấy tay con, chơi đùa cùng con, thế cũng có nghĩa là dạy rồi.
Đọc thêm: Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Đồng thời, để con phát triển toàn diện, dinh dưỡng luôn là yếu tố không thể không nhắc đến. Cụ thể, những dưỡng chất tốt cho trí não bao gồm ARA, DHA, ALA, Omega3, Omega 6, Taurin, Cholin, Sắt, Iốt, Vitamin A, B,C, D,… Khi xây dựng khẩu phần ăn cho con, bố mẹ nên phối hợp trên 20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, đủ 4 nhóm: nhóm đạm, nhóm bột đường, nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong 2 năm đầu, nếu có thể được, hãy cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, sau đó mới bổ sung sữa hộp, sữa bột nếu sữa mẹ không đủ hay mẹ quá bận rộn.
Như vậy, bằng phương pháp giáo dục từ sớm và chế độ dinh dưỡng khoa học, phụ huynh hoàn toàn có thể tác động tích cực để kích thích não bộ của trẻ nhỏ. Trí thông minh của con không phải hoàn toàn do di truyền, mà chính những phương pháp giáo dục từ cha mẹ mới giúp con phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Đọc thêm: 5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.