Giúp trẻ phát triển cái tôi một cách văn minh không khó

 

Vai trò của cái tôi trong cuộc sống mỗi người

Cái “tôi” chính là cá tính riêng của từng người. Nói cách khác, nó là những tính cách mà mỗi người muốn khẳng định với mọi người xung quanh.  Mỗi người đều có cái tôi riêng, không ai giống ai.

Nhưng cách giáo dục của Việt Nam không đề cao cái tôi của mỗi người. Từ nhỏ tới lớn, người Việt Nam chúng ta luôn được giáo dục rằng: ở nhà phải nghe lời cha mẹ, đến trường phải nghe lời thầy cô, đối với  xã hội phải “dĩ hòa vi quý”. Truyền thống này ăn sâu vào tiềm thức đến mức nếu con không nghe lời cha mẹ thì trăm đường con hư; học trò không dám tranh luận với thầy cô, và nếu có xung đột với bạn bè, đồng nghiệp thì người Việt thường chỉ biết khuyên nhau “1 điều nhịn là 9 điều lành”…

Một ngày của trẻ diễn ra chủ yếu ở gia đình và trường học. Thực tế phải thừa nhận, môi trường giáo dục của Việt Nam thực sự chưa đặt học sinh làm trọng tâm nên học sinh Việt Nam không thường đặt câu hỏi, không dám phản biện vì sợ làm mếch lòng giáo viên, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Như vậy việc giáo dục giúp trẻ hình thành cái tôi, khuyến khích cái tôi của trẻ sẽ do phụ huynh đảm nhiệm phần nhiều.

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

Trẻ tự tin tranh luận

Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát huy cái tôi của mình?

Để trẻ tự mình đưa ra quyết định

Theo thời gian, con cái chúng ta dần có đủ sự thông minh để thực hiện những ý đồ theo sở thích riêng hay ít nữa là tìm được tiếng nói trong những điều mà bé buộc phải thi hành. Vì vậy:

  • Hãy để trẻ được tự do, tự tìm hiểu về bản thân
  • Hãy giúp trẻ tự thiết lập các mục tiêu của bản thân
  • Hãy tôn trọng ý kiến của trẻ đối với những việc liên quan đến định hướng tương lai của chúng

Hỗ trợ chứ không làm thay trẻ

Việc con có thể tự làm thì hãy để con tự làm. Đừng làm thay cho trẻ. Thay con làm việc chúng có thể làm là đòn đánh mạnh nhất vào tính tích cực của con, vì như thế sẽ khiến chúng mất đi cơ hội thực tiễn. Nhưng:

  • Dù tôn trọng sự tự chủ của trẻ đến đâu, người lớn vẫn phải khuyên bảo trẻ đầy đủ
  • Hãy chỉ ra các lựa chọn và để trẻ đưa ra lựa chọn cuối cùng
  • Đừng chăm sóc trẻ thái quá trong quá trình dạy dỗ
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

Nuôi dưỡng cái tôi, cá tính trong mỗi cá thể

  • Tôn trọng cá tính trẻ
  • Thay vì dạy con “đừng làm phiền mọi người”, hãy dạy chúng “làm những việc có ích cho người khác”
  • Khiến trẻ cảm thấy tự tin ngay cả khi thành công với “những việc nhỏ”: Nên cho trẻ làm những công việc phù hợp với khả năng của mình. Thành công với những công việc nhỏ vừa sức với mình sẽ giúp trẻ có niềm tin vào bản thân mình khi thực hiện các công việc lớn hơn.

Nuôi dưỡng cái tôi của trẻ là một cách giúp trẻ chủ động, tự lập và vượt qua “nỗi sợ” để tích cực khám phá xung quanh cũng như tự tin tham gia vào các cuộc tranh luận. Việc này có thể được thực hiện tại gia đình với sự nhiệt tình, kiên nhẫn của cha mẹ.


Đọc thêm các bài viết khác tại:

4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?
Năng khiếu có di truyền hay không?

Leave a Reply