Học theo Montessori: Phát triểm cảm quan tòan diện giúp mỗi đứa trẻ 3-6 tuổi đều là một nhà quan sát

(Nguồn: Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori – Quốc Tú Hoa dịch – NXB Phụ nữ)

1. Luyện tập thị giác

Phân biệt: to, nhỏ, dài, ngắn

Những thông tin mà con người thu được qua thị giác chiếm 80% tổng lượng thông tin, do đó, sự phát triển năng lực thị giác và trình độ trí lực tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau. Độ nét của thị giác có liên quan đến di truyền, rất khó luyện tập. Nhưng phân biệt độ to, nhỏ, dài, ngắn của sự vật hoàn tòan có thể luyện tập được.

Nội dung: Việc luyện tập nhận biết hình dáng tuy rằng quan trọng, nhưng không nhất quyết phải sử dụng những giáo cụ chuyên biệt. Trong cuộc sống, bất cứ đồ vật nào cũng đều có hình dáng và đều có thể dùng làm giáo cụ cho trẻ. Có điều với tư cách là những nhà giáo dục, chúng ta cần phải hiểu về mức độ phức tạp của những hình thù này, đồng thời sắp xếp cho việc học tập của trẻ được diễn ra theo trình tự từ dễ đến khó, dẫn dắt trẻ từng bước phân biệt hình dáng khác nhau của đồ vật.

Lưu ý cha mẹ: Làm mẫu cho trẻ để trẻ thử làm đến khi đúng thì thôi. Khi trẻ không làm được, cha mẹ hãy nhắc nhở chứ không được làm thay trẻ.

  • Gợi ý: bộ ghép hình Tangram Trung Quốc.
  • Trò chơi bịt mắt và sờ để nhận biết đồ vật.

Đôi tay là đôi mắt khác của trẻ, thông qua việc tiếp xúc, nó có thể truyện đạt những thông tin cụ thể; bất kể là những con thú nhồi bông mềm mại hay những khối xếp hình có cạnh có góc, đôi tay cũng đều có thể “nhìn” ra được.

Luyện tập màu sắc

Lựa chọn các khối màu sắc, các vật có màu sắc khác nhau để hướng dẫn cho trẻ luyện tập.

Đọc thêm: Luyện tập cho trẻ 3 tuổi tự cởi và mặc quần áo với mách nhỏ từ Montessori.

2. Luyện tập thính giác

Bố mẹ có thể bày cho trẻ các trò chơi sau

  • Tổ chức cuộc thi xem ai có thể nghe thấy nhiều tiếng động khác nhau hơn mà lại phát ra tiếng động ít hơn.
  • Khả năng nghe sở dĩ có tính quan trọng đặc thù là do nó có thể liên hệ chặt chẽ với việc học nói, do đó, luyện cho trẻ chú ý nghe các âm thanh huyên náo khác nhau của môi trường xung quanh, đồng thời phân biệt những âm thanh đó chính là một sự chuẩn bị cho việc lắng nghe phát âm rõ ràng hơn.
  • Chuẩn bị một chiếc hộp âm thanh với những âm thanh khác nhau, sau đó cho trẻ luyện tập nghe và so sánh các âm thanh với nhau. Dùng những đồ vật thường ngày (vò giấy, gõ vào ống nhựa và khối gỗ…) có thể phát ra âm thanh và đố trẻ nhận biết. Thực hiện 3 bước:
    • Tạo ra âm thanh từ đồ vật cùng trẻ: Giữ yên lặng, bịt mắt để đóan âm thanh. Sau đó, bố  mẹ tăng thêm các âm thanh mới.
    • Trò chơi kiểm tra âm thanh: bịt mắt và giáo viên gọi tên các âm thanh từ những cự li khác nhau.
    • Trò chơi luyện tập yên tĩnh trước khi đi ngủ: Việc luyện tập yên tĩnh trươc skhi đi ngủ rất có lợi cho giấc ngủ, qúa trình đạt đến sự yên tĩnh có thể kết hợp với việc tiến hành luyện tập hít thở.

Để cho trẻ nằm thoải mái, thả lỏng các bộ phận trên cơ thể, cha mẹ cần dùng ngôn ngữ để chỉ đạo trong tòan quá trính, hơn nữa ngôn ngữ cũng phải có tính gợi ý cao. Ví dụ như “Bây giờ thả lỏng vai con, con sẽ thấy rất nhẹ nhàng, dường như không còn cảm nhận được vai nữa”. Thả lỏng theo thứ tự dần từ đỉnh đầu xuống đến ngón chân. Cuối cùng, để cho trẻ lắng nghe các loại âm thanh cho đến khi trẻ ngủ hoặc nói chuyện.

  • Luyện tập yên tĩnh trong môi trường tự nhiên đẹp đẽ sẽ đem lại cho trẻ cảm giác hoàn tòan khác biệt so với bình thường, những âm thanh đến từ môi trường tự nhiên xa gần, cao thấp không giống nhau sẽ xâm nhập vào hồn trẻ, khơi gợi được sự nhiệt tình trong lòng trẻ, từ đó trẻ sẽ mở rộng được tấm lòng, học được cách nhận biết môi trường bằng các giác quan khác ngòai thị giác.
Rèn luyện ý chí giúp trẻ sống độc lập tự tin như thế nào?
6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori.

Dạy âm nhạc cho trẻ

  • Thưởng thức âm nhạc trong gia đình bất cứ khi nào: Khi trẻ đang làm một việc nào đó trong nhà có thể ngẫu nhiên phát một bài hát nhẹ nhàng, du dương, âm lượng nhỏ để không ảnh hưởng đến việc nói chuyện và hoạt động bình thường của người khác. Có những bậc phụ huynh đã kiên trì làm như vậy ngay từ khi tre rmới ra đời, họ lựa chọn những bản nhạc dương cầm cổ điển hoặc nhạc nhẹ, thận trọng, cởi mở hơn. Đây chính là một trong những tác dụng tốt của âm nhạc.
  • Chọn đoạn nhạc để biểu hiện tâm tư tình cảm: Mỗi khi trẻ có cảm xúc xáo trộn, ví dụ như quá vui, kích động hoặc buồn bã, có thể dẫn dắt trẻ hồi tưởng lại một bản nhạc hoặc một bài hát nào đó, chọn một đoạn có thể nói lên tâm trạng của chúng lúc đó, đồng thời nói với trẻ, tâm tư và tình cảm chính là ngọn nguồn cảm xúc để sáng tác âm nhạc, không có sự cảm nhận mạnh mẽ thì không thể sáng tác được.
  • Dạy cho trẻ cách dùng âm nhạc để điều chỉnh tâm trạng: Một đứa trẻ được nghe nhiều thể loại âm nhạc trong một thời gian dài sẽ nảy sinh những phản ứng tình cảm khác nhau với mỗi bản nhạc khác nhau, sự phản ứng này vốn chịu ảnh hưởng bởi nội dung biểu đạt của bản thân bản nhạc, nhưng hơn hết, nó có quan hệ với những trải nghiệm và dặc tính của bản thân trẻ. Hãy cùng trẻ tổng kết một vài bản nhạc như vậy, đồng thời hướng dẫn trẻ cách dùng những bản nhạc để giúp mình điều chỉnh cảm xúc. Ví dụ, những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương có thể xoa dịu tâm trạng thất vọng; bản nhạc vui vẻ, mạnh mẽ có thể khiến người ta hưng phấn, tung tăng nhảy múa, quên hết ưu phiền. Một đứa trẻ biết cách sử dụng âm nhạc sẽ có được tính cách ổn định và khi chất trầm tĩnh, nó không giống như những đứa trẻ bình thường khác.
  • Những tác dụng khác của âm nhạc: Âm nhạc không chỉ có vậy – việc dạy nhạc thích hợp không chỉ cải thiện tính cách của trẻ mà con có tác dụng thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí lực.

Đọc thêm: 6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori.

3. Luyện tập xúc giác

Việc phát triển xúc giác cũng rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ.

  • Có thể áp dụng trong học chữ cho trẻ từ 4 tuổi bằng cách cho con sờ vào các chữ cái.
  • Luyện tập xúc giác bằng nước nóng và lạnh: Rẻa tay dùng nước lạnh và xà phòng rửa sạch tay mình, lau khô, sau đó nhúng đầu ngón tay của mình vào trong nước ấm vài giây, qua đó giúp làm sạch ký ức tiếp xúc trên tay, nâng cao độ nhạy cảm của các ngón tay.
  • Luyện tập bằng cách cho tay chạm vào các vật liệu khác nhau: các loại vải khác nhau…

Lưu ý: Cha mẹ nên giữ thái độ tham gia tích cực, trong khi làm mẫu hướng dẫn trẻ, thử không đưa ra bất cứ lời giải thích nào, chỉ cần khích lệ trẻ dùng tay thể nghiệm.

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.
  • Trò chơi với các ngón tay dành cho trẻ từ 3-6 tuổi:
    • Nắm chắc một bàn tay của trẻ, xòe từng ngón tay đồng thời nói cho trẻ biết tên gọi của từng ngón. Để tăng thêm tính thú vị, có thể đặt tên cho mỗi ngón, ví dụ như ngón anh cả, ngón chị hai, ngón chị ba, ngón anh tư, ngón em út. Luyện tập cho đến khi trẻ nhớ được những tên gọi này.
    • Yêu cầu trẻ nhắm mắt, cha mẹ nắm chặt một ngón tay bất kỳ của trẻ và hỏi ngón đó tên là gì. Khi mới bắt đầu, trẻ sẽ nhầm lẫn rất nhiều, cha mẹ cần phải tạo cho trẻ những điều kiện thuận lợi để nâng cao cơ hội thành công, tăng cường lòng tự tin cho chúng.
    • Để cho trẻ đan mười ngón tay vào nhau, sau đó lặp lại bài tập luyện trên, lúc này trẻ sẽ sai nhiều hơn bởi vị trí lẫn lộn sẽ dẫn đến cảm giác hỗn loạn, trẻ cũng cảm thấy khó khăn nhưng đồng thời cũng cảm thấy rất thú vị, do đó chúng sẽ thường xuyên đòi chơi lại.
  • Cho trẻ chơi với các cốc nước khác nhau để phân biệt nóng, lạnh, so sánh nhiệt độ (nóng như nhau, nóng hơn, lạnh hơn)
  • Cảm giác về trọng lượng: Cho trẻ nhắm mắt lại và đóan.

4. Luyện tập vị giác

  • Dùng các dung dịch có vị khác nhau (chua, ngọt, đắng, mặn…) cho trẻ tiếp xúc với đầu lưỡi là một phương pháp có thể áp dụng để luyện tập vị giác. Mỗi lần nếm xong thì lấy một cốc nước ấm để xúc miệng thật kỹ.
  • Trò chơi: Pha nước có vị khác nhau để cảm nhận, trò chơi nếm thử hoa quả.

5. Luyện tập khứu giác

  • Ngửi mùi thơm khác nhau, mùi gia vị khác nhau, mùi hoa quả sau đó bịt mắt và đóan các mùi khác nhau.
  • Đoán độ nhậm nhạt của cùng một mùi.

Các bài viết được quan tâm:

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Leave a Reply