Khám phá giấc mơ của trẻ

Một trong những vấn đề liên quan đến tư duy của trẻ được các nhà tâm lý học chú ý đến đó chính là việc khám phá giấc mơ của trẻ. Giả thuyết phù hợp nhất được nhiều nhà khoa học đồng thuận là những suy nghĩ, mong ước của trẻ phấn nhiều thể hiện trong những giấc mơ. Bên cạnh đó, giấc mơ của trẻ còn là sự tái hiện sinh động về những gì mà trẻ đã trải qua trong ngày như phim hoạt hình, phim kinh dị, một cuộc đi chơi, những câu chuyện cố tích,… Vì vậy, mời các bạn cùng khám phá giấc mơ của trẻ qua bài viết sau đây để xem nó hấp dẫn và thú vị như thế nào nhé!

Đọc thêm: Dạy bé tập thể dục theo tư thế động vật.

khám phá bí mật giấc mơ của trẻ

1. Sự hình thành giấc mơ của trẻ

Cũng như quá trình tư duy của trẻ, giấc mơ là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh. Trong nhiều trường hợp, giấc mơ còn được thực hiện bởi hoạt động của hệ thần kinh cao cấp. Những vấn đề liên quan đến giấc mơ như vì sao con người lại nằm mơ, ý nghĩa của những giấc mơ vẫn còn là một đề tài bí ẩn, chưa được biết rõ. Nhiều người cho rằng giấc mơ mang đến cho chúng ta một thông điệp nào đó.

Một chu kỳ giấc ngủ đầy đủ sẽ bao gồm bốn giai đoạn và kéo dài trong khoảng 90 đến 120 phút. Giấc mơ của trẻ có thể xuất hiện trong bất kỳ bốn giai đoạn của giấc ngủ. Nhưng giấc mơ trở nên sống động và đáng nhớ nhất xảy ra trong giai đoạn cuối cùng của giấc ngủ (thường gọi là những giấc mơ được ghi nhớ). Các chu kỳ giấc ngủ lặp lại trung bình từ bốn đến năm lần mỗi đêm, nhiều nhất là bảy lần. Như vậy, bạn có thể có những giấc mơ khác nhau trong một đêm.

Đọc thêm: 4 loại rau củ tốt cho sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, hầu hết trẻ chỉ nhớ những giấc mơ xảy ra gần hơn về phía buổi sáng khi trẻ chuẩn bị thức dậy. Nhưng nếu bé không thể nhớ lại những giấc mơ mình đã mơ, nó không đồng nghĩa với việc chúng không bao giờ xảy ra. Và quá trình tư duy của trẻ vẫn bị những giấc mơ ấy ảnh hưởng.

Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

Portrait of a girl dressed as a ballerina

2. Những sự thật thú vị về giấc mơ của trẻ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát biểu rằng giấc mơ của một đứa trẻ hay của một người nói chung có rất nhiều điều thú vị như sau:

  • Giấc mơ có thể giúp trẻ học hỏi: Các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y Harvard cho biết: khi trẻ nằm mơ, giấc mơ giúp trẻ tìm hiểu và giải quyết vấn đề đang vương vấn lúc thức tỉnh. Trong một nghiên cứu được công bố gần đầy trên Current Biology, các nhà khoa học giải thích rằng giấc mơ là cách mà bộ não xử lý, tích hợp và nắm bắt hiểu biết về những thông tin mới. Do đó sẽ tác động đến tư duy của trẻ làm cho trẻ trở nên biết suy nghĩ hơn, biết suy luận cũng như phân tích về những giấc mơ.
  • Do quá trình tư duy của trẻ trong ngày khá phức tạp nên đêm đến, trẻ có thể có nhiều giấc mơ, thậm chí cả 10 lần trong một đêm: Không phải mỗi người chỉ nằm mơ một giấc mơ mỗi đêm, mà có thể đến 9-10 lần, song có thể trẻ không nhớ tất cả. Chúng ta thường mơ khoảng 90 phút trong suốt đêm, với mỗi chu kỳ giấc mơ sau kéo dài lâu hơn giấc mơ trước. Giấc mơ đầu tiên của đêm thường kéo dài khoảng 5 phút và giấc mơ cuối cùng trước khi thức dậy có thể kéo dài từ 45 phút đến một giờ đồng hồ.
Tìm hiểu về nếp nhăn trên não trẻ.
Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.
  • Những giấc mơ kỳ lạ đều có thể giải thích được: Đôi khi trẻ không thể hiểu được một giấc mơ ly kỳ về mẹ, một bộ phim họa hình hay một cơn bão lớn có thể xảy ra trong đời thực. Song, điều đó có thể là những biểu tượng và những ý niệm được thể hiện trong từng giấc mơ. Điều này tác động nhiều đến tư duy của trẻ, trẻ sẽ đi tìm cách lý giải cho những giấc mơ đầy sinh động, đầy thú vị của mình. Ý nghĩa về những giấc mơ của chúng ta đôi khi liên quan đến những sự việc chúng ta đang muốn hiểu về bản thân, gia đình và thế giới xung quanh. Thay vì hời hợt, lãng quên những giấc mơ lạ, bố mẹ hãy giúp trẻ tập suy nghĩ về những cảm nhận của trẻ qua giấc mơ đó.
  • Trẻ có thể kiểm soát giấc mơ của mình: Kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây trên 3.000 người tham gia cho thấy việc kiểm soát giấc mơ hay còn gọi là “giấc mơ sáng suốt” hoàn toàn có thể thực hiện được. 64,9% số người tham gia cho biết họ có thể nhớ được mình đang mơ những gì, 34% cho biết họ thỉnh thoảng có thể kiểm soát được những gì xảy ra trong giấc mơ.

Nói tóm lại, giấc mơ không gì gọi là có hại mà đôi lúc còn có tác dụng tích cực đền quá trình tư duy của trẻ, suy luận của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên cười cợt, hời hợt đối với những giấc mơ của trẻ mà nên xem đó là những mong muốn, những suy nghĩ, những khía cạnh trong đời sống nội tâm của trẻ. Từ đó, các bạn sẽ hiểu trẻ hơn và yêu thương trẻ hơn.


Đọc thêm các bài viết của Bé tư duy tại:

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.

 

Leave a Reply