Năng khiếu có di truyền không?

Năng khiếu là những gì thuộc về bẩm sinh, mang tính chất đặc trưng và đặc thù của mỗi người và làm tiền đề vững chắc cho năng lực. Năng khiếu còn được hiểu là năng lực tiềm tàng, chưa được bộc lộ do chưa được tập dợt, rèn luyện và phát huy.
Năng khiếu chỉ thật sự “bật dậy” thông qua việc kích thích não bộ, nhất là bán cầu não phải, làm hoạt hóa những nơ-ron tài năng còn “ngủ quên” để chúng phát huy thực tế. Vậy năng khiếu có di truyền không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây, các bạn nhé!

Đọc thêm: Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.
nangkhieu1

1. Sự hình thành năng khiếu

Năng khiếu là những tiền đề mang tính bẩm sinh, là những khuynh hướng chủ chốt tạo điều kiện cho năng lực và tài năng phát sinh sau này thông qua sự kích thích não bộ. Năng khiếu bao gồm hệ thống tâm sinh lý và giải phẫu của hệ thần kinh trung ương kết hợp với xu hướng tâm lý đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy, phát triển một năng lực, tài năng nào đó trong tương lai.
Điều này có nghĩa là không phải trẻ nào có năng khiếu thì đều là thiên tài. Một trẻ có năng khiếu đối với một hoạt động nào đó không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ trở thành nhân tài trong lĩnh vực ấy và ngược lại.
Qua đó, ta thấy rằng năng khiếu chỉ là điều kiện cần của tài năng chứ không phải là tài năng chính thức. Khái niệm về năng khiếu đã có từ lâu nhưng cấu trúc của năng khiếu vẫn còn là một ẩn số. Năng khiếu đại diện cho một số thành phần cơ bản nhưng chưa ổn định, dễ thay đổi của một tài năng hoàn chỉnh. Trẻ có năng khiếu về một lĩnh vực sẽ thường có ý chí, tình cảm, sự đam mê đặc biệt với lĩnh vực ấy.

Đọc thêm: Con bạn đang trải nghiệm tuổi thơ theo cách nào?
nangkhieu2

2. Vai trò của kích thích não bộ trong việc phát huy năng khiếu

Kích thích não bộ của trẻ, đặc biệt là bán cầu não phải sẽ giúp trẻ phát huy được nhiều năng khiếu bẩm sinh còn tiềm ẩn của bản thân. Một số biện pháp kích thích như khuyến khích trẻ đọc và viết sớm (ngay từ lúc 3 tuổi), dạy trẻ hát, ca múa, kể chuyện, vẽ, cắt dán, lắp ráp mô hình, cho trẻ học tiếng Anh,… sẽ giúp bố mẹ phát hiện sớm năng khiếu của trẻ. Ngay từ khi trẻ ở độ tuổi 3 đến 5 tuổi, chúng ta đã có thể phát hiện năng khiếu nổi bật của trẻ như ca hát, hội họa, thiết kế, sáng tạo mô hình, năng khiếu nói tiếng Anh, năng khiếu biểu diễn,…

Đọc thêm: Đặc điểm não bộ trẻ sơ sinh.
nangkhieu3

3. Năng khiếu có di truyền không

Năng khiếu được hình thành ở trẻ mang tính chất bẩm sinh. Vậy năng khiếu có di truyền không? Chẳng hạn bố hoặc mẹ có năng khiếu ca hát thì liệu đứa trẻ sinh ra cũng hát hay, cũng đam mê âm nhạc giống như bố mẹ? Điều này vẫn chưa được chứng minh một cách chính xác. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu trên thế giới, các nhà khoa học ghi nhận 75 đến 95% năng khiếu xuất hiện ở bố, mẹ hoặc cả hai thì người con họ sinh ra cũng có những năng khiếu ấy.

Đọc thêm: 13 Việc giúp bé 2 tuổi tự lập
nangkhieu4
Nếu chúng ta tiến hành kích thích não bộ của trẻ phát triển sớm hơn thì năng khiếu sẽ bộc lộ rõ hơn. Qua đó, có thể tạm kết luận rằng năng khiếu là một phạm trù mà bố mẹ có thể di truyền cho con cái.
Qua bài viết trên đây, hẳn các bạn đã tự rút ra được câu trả lời cho câu hỏi “Năng khiếu có di truyền không?”. Từ đó, để năng khiếu của trẻ được hình thành và phát triển tốt, bạn hãy kích thích não bộ của trẻ bằng những biện pháp phù hợp và khoa học nhé!


4 Bước giúp trẻ bình tĩnh.
5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống.
Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.
Con gái thừa hưởng trí thông minh của ai?

Leave a Reply