Nhắc nhở trẻ quá nhiều không khiến trẻ nghe lời!

Rất nhiều bậc cha mẹ thường đau đầu vì những đứa trẻ không nghe lời, không ngoan ngoãn làm theo những lời dạy bảo của người lớn. Có những đứa trẻ ương bướng, lì lợm, phải nhắc nhở nhiều lần mới chịu nghe. Lúc này, không ít bậc phụ huynh lo ngại cho quá trình phát triển về tư duy của trẻ, trí tuệ của trẻ. Vậy bạn có nên nhắc nhở trẻ quá nhiều?.

Đọc thêm: Phải làm gì với một đứa con trai hay khóc?

trẻ bị nhắc nhở quá nhiều 1

1. Vì sao trẻ không nghe lời

Một nguyên nhân chính khiến bạn nhắc nhở trẻ nhiều lần là trẻ không nghe lời, không ngoan ngoãn. Vậy nguyên nhân trẻ không nghe lời là do đâu? Theo nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý học Pepper, những nguyên nhân chính mà trẻ không chịu nghe lời cha mẹ đó là:

Cha mẹ không thể hiện sự lắng nghe con trẻ: Nếu cha mẹ hay bị phân tâm khi con trẻ nói với bạn (chẳng hạn như bạn mãi dán mắt vào màn hình tivi hoặc máy tính, chăm chú làm việc,…) thì bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy rằng bố mẹ không chú ý đến những gì bé nói. Trong trường hợp này, trẻ sẽ cảm thấy buồn và thường không nghe lời bạn nói.

Cha mẹ dạy bảo lúc trẻ không chú ý: khi trẻ còn nhỏ, tư duy của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị phân tâm, không chú ý đến những điều bạn đang nói hoặc đang bảo ban trẻ. Vì vậy, bạn cứ tưởng bé ương bướng, không nghe lời nhưng thực chất là do bé không tập trung nên chưa thể làm theo những lời nói của bạn.

Bạn la mắng trẻ: Mặc dù hầu hết cha mẹ khi tức giận thường la hét khi con không nghe lời. Nhưng bạn đâu biết rằng làm như thế chỉ khiến mọi việc xấu thêm. Các chuyên gia giáo dục khuyên bố mẹ nên làm điều ngược lại: nói nhẹ nhàng, đừng to tiếng quá với trẻ. Thực tế, khi nói thì thầm yêu cầu nhiều khi lại hiệu quả hơn là nâng âm lượng. Khi bố mẹ nói mềm mỏng, giọng điệu đầy yêu thương thì trẻ thường cảm thấy an toàn và dường như dễ dàng lắng nghe và vâng lời hơn.

Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo.

trẻ bị nhắc nhở quá nhiều

2. Có nên nhắc nhở trẻ quá nhiều

Vậy đối với một đứa trẻ, để trẻ nghe lời hoặc làm theo ý của cha mẹ, bạn có nên nhắc nhở trẻ quá nhiều? Theo tiến sĩ tâm lý trẻ em Borba, bạn không nên nhắc nhở trẻ quá nhiều. Bạn liên tục nhắc đi nhắc lại câu nói “Mẹ phải nói với con bao nhiêu lần nữa đây?” hoặc “Đây là lần cuối cùng mẹ nhắc con”, việc này tỏ ra kém hiệu quả. Nếu bạn nhắc quá nhiều thì con bạn sẽ trở nên bướng bỉnh hơn và học cách nói dối bạn.

Trong thực tế, việc nhắc nhở con cái quá nhiều lần sẽ phản tác dụng và những đứa trẻ sẽ không chịu nghe lời bạn ngay từ đầu. Bạn nên hạn chế hằn học và làm điều bạn nói, hạn chế lặp đi lặp lại 4 đến 5 lần cùng một câu nói. Thay vào đó, bạn hãy nói bằng giọng điệu thân thương, quan tâm, tình cảm hơn thì con của bạn sẽ tự hiểu điều bạn nói khi cần thiết. Bạn hãy nhớ rằng khi bạn lên giọng thì bạn không hề đùa giỡn. Hoặc bạn nói với giọng điệu nghiêm nghị và nói dứa khoát một lần thì sẽ tốt hơn cứ cằn nhằn, nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Việc dạy con trẻ không phải lúc nào cũng đơn giản như bạn nghĩ, đặc biệt là đối với những đứa trẻ có tính cách cứng cỏi, ngang ngạnh, bướng bỉnh. Vì vậy, bạn hạn chế nhắc nhở trẻ quá nhiều mà thay vào đó là những lời dạy bảo thẳng thắn, dứt khoát, nghiêm túc nhưng đầy tình thương thì sẽ tỏ ra hiệu quả hơn, bạn nhé!


Đọc thêm:

Tôi là sư tử hay lừa – Câu chuyện mà tất cả bố mẹ nên đọc.
Mất bao lâu để bố mẹ hình thành thói quen cho trẻ?
Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm.
14 bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa học từ chuyên gia Nhật Bản.

Leave a Reply