Những sai lầm thường gặp của người lớn khi giao tiếp với trẻ mầm non

Trẻ mầm non thường rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, đặc biệt là khi giao tiếp với các bậc phụ huynh. Dưới đây là các lưu ý giao tiếp khi các bậc làm cha mẹ nói chuyện với con để tránh ảnh hưởng đến tư duy của trẻ.

5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.

Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì?

Sử dụng câu: “cha/mẹ đang bận”

Người lớn thường có rất nhiều công việc cần phải giải quyết. Tuy nhiên, các bậc làm cha mẹ cũng không nên lạm dụng câu nói: “cha/mẹ đang bận” để nói chuyện với trẻ. Bởi điều đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự gần gũi của cha mẹ và con. Trẻ sẽ có xu hướng co mình lại, ít chia sẻ và bày tỏ với cha mẹ. Thay vì việc đó, cha mẹ nên giải thích cho con hiểu tại sao mình bận. Bên cạnh đó, dù mắc công việc đến đâu, hàng ngày các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian để chơi với con mình.

Nhận xét điểm yếu của con trước mặt người khác

Nhiều phụ huynh thường lấy khuyết điểm của con mình ra để làm lý do khi con làm sai điều gì đó. Chẳng hạn như: khi trẻ sang chơi nhà hàng xóm, làm rơi vỡ chén cơm, cha mẹ thường có câu: “Tính cháu đoảng nên thế. Cô thông cảm”. Hay khi trẻ không chịu hợp tác trong việc đi học thì cha mẹ thường mắng bằng câu: “Sao con lì thế?”… Những câu nói đó dù là vô tình cũng làm tư duy của trẻ cảm thấy mình yếu đuối và tự ti. Trẻ sẽ có xu hướng nhút nhát hơn vì sợ việc gì mình cũng làm sai. Thay vào đó, cha mẹ hãy dùng những câu nói khác như: “Cô hàng xóm rất buồn vì con làm vỡ chén cơm của cô đấy. Làm thế nào bây giờ nhỉ?”.

Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.

sai lầm khi giao tiếp với trẻ mầm non 1

So sánh gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến tư duy của trẻ

Mỗi một đứa trẻ sẽ có những ưu điểm riêng của mình. Việc cha mẹ so sánh con với những người bạn đồng trang lứa là một trong những tác động không hề nhỏ trong việc gây phản ứng dữ dội ở trẻ nhỏ. Ngay cả người lớn cũng thế thôi bởi chẳng ai muốn mình được đặt lên bàn cân để đong đếm với người khác. Tư duy của trẻ khi đó sẽ có xu hướng chống đối, không làm theo ý cha mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy nhớ: Nếu muốn con phát triển tốt thì đừng nên so sánh trẻ với bất kì ai bởi ai cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị ở bên trong tâm hồn.

Động viên: “Con giỏi lắm”

Việc khen con của mình không có gì là sai, thậm chí đó còn là một trong những nhân tố giúp con phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc khen con không cần thiết sẽ làm trẻ cảm thấy mọi thứ quá dễ dàng và chẳng có gì quan trọng. Cha mẹ hãy biết cách động viên con khi nào thực sự cần, chẳng hạn như khi con đã nỗ lực để hoàn thành điều gì đó. Và hãy khen nỗ lực của trẻ thay vì kết quả. Thêm nữa, việc khen con những việc con vẫn thường làm hàng ngày là điều không cần thiết. Cha mẹ nên tránh lợi dụng.

Đừng đợi đến lúc trẻ lớn mới có thể giao tiếp với tất cả mọi người. Hãy tôn trọng sự riêng tư của trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Hi vọng các lưu ý khi giao tiếp với trẻ mầm non sẽ giúp bậc phụ huynh hướng dẫn con phát triển tốt hơn và đặc biệt, gia đình thêm đầm ấm và hạnh phúc.


Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào?
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.

Leave a Reply