Tìm hiểu vai trò của việc hít thở sâu tới sự phát triển của trẻ

Vai trò của hít thở sâu

Trong cuốn sách 33 bài thực hành theo phương pháp Shichida, tác giả đã khẳng định vai trò vô cùng quan trong của việc hít thở sâu với sự phát triển về tâm lý và sinh lý của trẻ. Điều này cũng không có gì khó hiểu, ngay cả đối với người lớn mỗi khi gặp căng thẳng hay lo lắng chúng ta đều hít thở sâu để tìm cảm giác cân bằng. Khoa học cũng đã chứng minh rằng những đứa trẻ biết cách hít thở sâu luôn luôn tràn đầy năng lượng.

hít vào thở ra

Dạy trẻ cách hít thở sâu

Với người lớn, đầu tiên, chậm rãi và nhẹ nhàng thở ra một hơi dài từ miệng, lưu ý phải thở hết hơi ra. Sau khi đã thở hết ra bằng miệng, lần này bạn hãy từ từ hít vào bằng mũi. Khi thở ra, bạn hãy tưởng tượng mọi phiền lo, bất an trong bạn cũng sẽ đi ra ngoài cùng với hơi thở ra đó. Còn khi hít vào thì hãy tưởng tượng sinh lực tràn trề cũng ùa vào cơ thể bạn cùng với hơi thở.

Với trẻ em, bạn có thể nói: “Con hít vào để cái bụng phình ra như cái bụng bạn heo mập nha, rồi thở ra hết sạch để bụng xẹp lép nha!”. Bé hít vào, thở ra từ 3-5 lần là có thể cảm thấy tinh thần thư giãn hơn nhiều.

Đọc thêm: Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.

Trò chơi điện tử có thể gây rối loạn nhịp thở

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hình ảnh những đứa trẻ ngồi một mình chơi trò chơi điện tử đã trở lên phổ biến và ngày càng ít dần cơ hội để tôi luyện tâm hồn. Mấu chốt của vấn đề là này chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Có thể dây là một từ lạ lẫm đối với một số cha mẹ, giải thích một cách ngắn gọn thì đó là một chất trong não bộ, có nhiệm vụ loại bỏ những bất an, căng thẳng giúp não bộ duy trì trạng thái khỏe mạnh và cân bằng.

Trò chơi điện tử gây rối loạn nhịp thở nhưng lại có sức hút rất lớn tới trẻ em. Nếu quan sát những đứa trẻ ngồi như bị hút vào màn hình tivi hay màn hình máy tính chơi điện tử, bạn sẽ thấy nhịp thở của chúng hào hển hoặc đứt quãng. Đó là tình trạng hô hấp bị ức chế hoàn toàn và trạng thái này sẽ gây hạn chế việc sản sinh ra Sarotonin.

Tham khảo từ nguồn: 33 bài thực hành theo phương pháp Shichida.


Đọc thêm:

Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì?
5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.

Leave a Reply