Vì sao con chỉ tự tin ở nhà?

Ở nhà, con mẹ thường rất tự tin. Mỗi lần mẹ bảo: “ Bông ơi con hát một bài tặng bố mẹ nào”. Con lại tự tin trình diễn. Con lấy cái bút của mẹ làm micro, lúc thì con lí lắc với “chị ong nâu”, khi thì con ngọt ngào với “bàn tay mẹ”. Có khi con kể chuyện rất say sưa, lại đóng kịch, lại làm Mc nữa.

Mẹ rất tự hào về Bông của mẹ. Những video của con mẹ khoe cho các cô chú đồng nghiệp xem, mọi người đều rất hào hứng muốn gặp con, muốn được nghe giọng cười hồn nhiên, những câu hát trong trẻo mặc dù còn rất ngọng ngịu.

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

Dịp liên hoan cuối năm cũng tới, con mặc váy công chúa lộng lẫy, chân đi giày búp bê đỏ nhìn yêu ơi là yêu, nhưng đến công ty, con của mẹ lại trở nên nhút nhát lạ thường, mẹ dỗ dành, con mím môi lắc đầu không hát không múa, các cô chú hỏi chuyện con thì con mếu máo rồi chạy ra khóc đòi mẹ.

Chà! Mẹ của Bông bối rối quá, mẹ không biết là mẹ dạy con gái có thiếu sót chỗ nào không. Con của mẹ đang trong giai đoạn phát triển nhất, mẹ phải làm sao để con vừa phát triển thoải mái nhất, lại vừa muốn hướng con vào những kỹ năng quan trọng và cần thiết sau này.

Mẹ tìm hiểu một vài thông tin mà các mẹ có kinh nghiệm chia sẻ, thêm một vài đầu sách hay ho mẹ tham khảo được. Mẹ thấy rằng tâm lý nhút nhát của các con ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi là điều hoàn toàn bình thường. Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì đây là xu hướng trẻ “tự trấn an mình”.

Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.

1

Mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với con

Mẹ nhận ra một trong những lý do khiến con trở nên rụt rè trước đám đông là do mẹ đã dạy con “quá lễ phép”. Nếu như con đi học về, con thoải mái chào bố chào mẹ to, rõ ràng. Thì khi gặp người lạ, con còn chưa cảm nhận được sự an toàn hay thân quen nào thì mẹ đã gần như ép con làm điều con-chưa-sẵn-sàng bằng những câu nói quen thuộc mà mẹ tin là mẹ nào cũng đã từng làm: “Bông ơi, con chào cô/chú/bác chưa”?. Chính sự thúc giục của mẹ đã làm lo lắng, sợ hãi, và phản ứng đầu tiên của con chính là thu mình lại.

Mẹ cũng chưa thực sự dành thời gian trò chuyện với con như “hai người bạn nhỏ”. Thay vì tâm sự, trò chuyện cởi mở với con, mẹ thường hỏi con: “Tại sao Bông lại sợ cô chú? Cô chú yêu quý con mà.” Hay mẹ bảo “ Bông đừng sợ nhé, mọi người không quát nạt con đâu”. Có lẽ vì định vị sẵn cảm giác sợ hãi, lo lắng ấy trong con nên dần dần, con trở nên nhút nhát trước người lạ như vậy.

Mẹ hiểu ở độ tuổi này, thế giới quan của con còn quá nhỏ bé và giản đơn. Mọi thứ với con đều rất mới mẻ và lạ lẫm. Hầu hết các con đều có tâm lý thu mình, sợ hãi nếu trở thành trung tâm của sự chú ý, dù sự chú ý là tích cực hay tiêu cực.

Giúp bé rèn luyện nhân cách qua truyện “Đàn kiến biết ơn”.
Truyện kể trước giờ đi ngủ – Chú tuần lộc mũi đỏ.

2

Luôn bên con để con được phát triển tốt nhất

Mẹ bắt đầu bằng việc trò chuyện cùng con mỗi ngày, để tâm đến chuyện con kể, chủ động hỏi chuyện con, khuyến khích để con được kể, được nói. Thỉnh thoảng, mẹ gợi nhắc con nhớ đến các bạn con nhà cô A, cô B. Rồi đến cô A thích nghe con hát “con cò bé bé”, chú C thích con múa bài “Alibaba”. Dần dần, chính con sẽ nảy sinh lòng háo hức muốn gặp các cô chú, con sẽ thấy tự tin hơn khi đi “ra ngoài”, khám phá thế giới rực rỡ muôn màu xung quanh con.

Một thời gian dài mẹ kiên trì như vậy, Bông của mẹ dần trở nên tự tin hơn, con không để mẹ nhắc đã nhanh nhảu chào các cô các chú, thậm chí cả những người mẹ chưa từng kể với con bao giờ. Con không những hết e dè sợ sệt mà còn thoải mái tự tin biểu diễn. Con vừa hát vừa múa, đọc thơ cho mọi người nghe. Mẹ thật sự rất mừng vui khi thấy con lớn lên nhiều như thế.

Hãy ngưng áp đặt và thúc giục con. Hãy chọn cách bên con để con thật sự làm điều con muốn!


Đọc thêm bài viết tương tự tại: 

Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.
Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?

Leave a Reply