Nếp nhăn trên não trẻ: Những điều chắc chắn ba mẹ chưa biết

Cấu tạo não bộ trẻ em hay con người nói chung đều có những nếp nhăn. Những nếp nhăn này xuất hiện ngay từ khi bộ não được hình thành và tăng dần số lượng khi trẻ lớn lên. Theo quan sát bên ngoài, những nếp nhăn này có hình dáng và chiều hướng không theo một quy luật nhất định, xuất hiện ở tất cả các thùy của não bao gồm thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm. Mời các bạn cùng tìm hiểu về nếp nhăn trên não trẻ qua bài viết sau đây để hiểu thêm rằng những nếp nhăn ấy có gì thú vị nhé!

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

nêp nhăn trong não

1. Đặc điểm nếp nhăn trên cấu tạo não bộ của con người

Ở người, các nếp nhăn trên cấu tạo não bộ bắt đầu hình thành vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ và tiếp tục cho tới khi đứa trẻ sinh ra và được 18 tháng tuổi. Cùng với sự hình thành các nếp nhăn, bộ não của trẻ cũng sẽ phát triển về số lượng, hình dạng, kích thước và vị trí của các tế bào thần kinh. Tất cả các yếu tố trên đóng góp vào việc mở rộng của vỏ não hay còn gọi là chất xám, liên quan đến chất trắng nằm bên dưới.

Theo các nhà khoa học, hình dạng và vị trí của các nếp nhăn cũng như kết quả từ việc mở rộng vỏ não rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, ảnh hưởng nhiều đến hình dạng của não đi kèm với chức năng mà vùng não đó chi phối.

Bộ não người chứa rất nhiều nếp nhăn. Những nếp nhăn này uốn cong vào trong và ra ngoài tạo thành một cấu trúc rất phức tạp. Những nếp nhăn sẽ làm tăng thể tích bộ não con người lên rất nhiều và làm giảm khoảng cách giữa các tế bào thần kinh, giảm khoảng cách mạch truyền thông tin trong não. Do đó, con người có khả năng tư duy, suy nghĩ và xử lý thông tin rất nhanh.

Các nhà khoa học phát biểu rằng nếu một phần của bộ não không phát triển đúng cách, hoặc nếu dạng hình học bộ não bị phá vỡ, chúng ta có thể không có những nếp nhăn lớn ở đúng nơi, có nguy cơ gây ra rối loạn chức năng,… Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như khuyết tật thần kinh, chậm phát triển trí tuệ, dị tật hộp sọ,…

Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.

nêp nhăn trong não 2

 

2. Sự hình thành các nếp nhăn trên não trẻ em

Theo cấu tạo não bộ của con người, khi vỏ não (lớp bên ngoài của não) bắt đầu giãn nở rộng, nó chịu một áp lực rất lớn. Áp lực đáng kể này làm cho bộ não trở nên không ổn định và bắt buộc lớp bên ngoài phải uốn, gập lại và hình thành nên các nếp nhăn.

Tuy nhiên, một phát hiện thú vị của các nhà khoa học khi nghiên cứu sự hình thành các nếp nhăn đó là tùy vào đặc điểm cấu tạo não bộ riêng của từng người mà số lượng, hình dạng, vị trí, kích thước,… của các nếp nhăn sẽ không giống nhau. Vì vậy, có trẻ thông minh bẩm sinh, có trẻ chậm phát triển về trí tuệ, có trẻ chỉ đạt mức khá,…

Đọc thêm: Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.

Một nghiên cứu mới đây cho rằng nếu trẻ học thêm điều mới thì não trẻ sẽ hình thành thêm nếp nhăn. Ngay từ đầu bộ não của một thai nhi không có nhiều nếp nhăn. Trải qua quá trình thai nhi phát triển, các tế bào thần kinh di chuyển đến từng vùng não bộ sẽ tạo ra các rãnh và Gyri. Khi thai nhi đạt 38 đến 40 tuần tuổi thì cũng là lúc các nếp nhăn này hoàn thiện về chức năng của chúng. Qua đó, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể giúp trẻ ghi nhớ nhiều hơn hoặc thông minh hơn thông qua việc kích thích trẻ học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.

Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu biết thêm nhiều thông tin thú vị về cấu tạo não bộ của con người, nhất là những nếp nhăn. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể suy ra rằng: trải qua quá trình học tập và tìm hiểu kiến thức mới, số lượng nếp nhăn sẽ tăng lên giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn, bộ não phát triển hơn. Điều này sẽ giúp kích thích trí thông minh của trẻ. Vì vậy, các bạn hãy cho trẻ học tập để phát huy thêm trí tuệ, trí thông minh nhé!


Đọc thêm:

Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.
Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?

Leave a Reply