Giải quyết mâu thuẫn giữa anh chị em thế nào cho phải?

Anh chị em trong một gia đình rất dễ xảy ra mâu thuẫn khiến cho không khí trở nên căng thẳng bởi sự bất hòa giữ những đứa con. Tình trạng ấy sẽ càng tồi tệ hơn nếu nhà bạn càng có đông con. Việc này cũng xảy ra ở những nước tiên tiến. Một khảo sát gần đây nhất ở Mỹ cho thấy: có 26% những người trong độ tuổi từ 18 – 65 phản hồi rằng anh chị em ruột của mình luôn giúp đỡ, thường xuyên liên lạc với nhau và ít có sự ganh đua. Trong khi đó, 19% lại nói rằng anh chị em của họ thờ ơ với nhau và thậm chí 16% ở mức độ tồi tệ hơn là chống đối nhau.

Vì vậy, là bậc cha mẹ, bạn phải giải quyết như thế nào cho phải để giúp ôn hòa giữa những đứa con?

Đọc thêm: Cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi có em như thế nào?
anh chị em cãi nhau

Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa anh chị em trong một gia đình?

Nguyên nhân đầu tiên là do độ tuổi. Khi trẻ còn nhỏ, tư duy của trẻ chưa được hoàn thiện, chưa phát triển nên trẻ suy nghĩ rất hời hợt, khó kiềm kế được cảm xúc. Chính vì thế nên chỉ một điều nhỏ nhặt không vừa ý mình, trẻ dễ phản ứng lại với anh chị em nên gây ra bất hòa, cãi vã nhau. Những mâu thuẫn có thể xuất phát từ những chuyện nhỏ nhặt như trẻ trai thích xem phim siêu nhân, trong khi trẻ gái thích xem phim về búp bê. Hoặc là trẻ tranh nhau ngủ gần bố mẹ để được bố mẹ ôm ấp, nâng niu,…

Nguyên nhân tiếp theo đó là sự thiên vị của bố mẹ. Các bậc phụ huynh luôn nói rằng họ dành tình thương như nhau đối với các con, nhưng thực tế thì ngược lại. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả là khoảng 70% người bố và 65% người mẹ đồng tình rằng họ thường ưu ái một người con nào đó hơn những người con khác. Đối với những người bố, họ thường thiên vị con gái út hơn, trong khi các bà mẹ thường yêu thương con trai lớn nhiều hơn. Ngoài ra, xu hướng chung là bố mẹ thường thiên vị đối với những đứa trẻ có năng khiếu, học giỏi, hoạt bát, lanh lợi hay chỉ đơn giản là vì đứa trẻ ấy hiền lành, ngoan ngoãn, vâng lời hơn,…

7 Hành động thường ngày của người lớn vô tình bạo hành trẻ.
Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.

anh chị em cãi nhau 1

Giải quyết mâu thuẫn giữa anh chị em thế nào cho phải?

Để giải quyết mâu thuẫn giữa những anh chị em trong gia đình, nhất là những đứa trẻ nhỏ, bạn cần phải tác động tích cực đến tư duy của trẻ, đồng phải phải cân nhắc tình yêu thương của chính mình. Những biện pháp cụ thể đó là:

  • Giúp trẻ nhìn nhận lỗi sai như một người trưởng thành: bạn hãy giảng giải để trẻ biết tự nhìn nhận lỗi sai mà chủ động xin lỗi anh chị em của mình, đừng quá ngang bướng chỉ vì một sở thích, một ý muốn quá đáng, một hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ,…
  • Trò chuyện với những đứa con nhiều hơn: bạn hãy dành thời gian nhiều hơn để quan tâm đến những đứa con của mình. Dạy các con về sự quý giá của tình anh chị em ruột thịt, về những tác hại của việc chia rẽ và về sức mạnh của sự đoàn kết.
  • Hạn chế sự thiên vị: đây là điều rất quan trọng mà bố mẹ nên sửa đổi. Trong tư duy của trẻ, sự thiên vị của bố mẹ rất dễ làm trẻ cảm thấy hụt hẫng và ganh tỵ lẫn nhau. Chính từ sự ganh tỵ ấy sẽ gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Vì vậy, cha mẹ hãy yêu thương đồng đều giữa các con, quan tâm, chăm sóc các con như nhau dù đứa trẻ ấy học giỏi hay không, có năng khiếu hay không hoặc lanh lợi hay không.

Đọc thêm: Nên rèn sự tự lập cho con từ khi nào?

  • Giải quyết mâu thuẫn: đây chính là chìa khóa để mở ra những cánh cửa của sự hòa thuận, yên vui. Bố mẹ không nên có suy nghĩ lạc hậu như anh chị cứ phải nhường em, và người em luôn đúng. Chúng ta nên ôn hòa giải thích cho từng đứa con hiểu được điều gì đúng, điều gì sai, đôi lúc người em cũng nên nhận ra lỗi của mình mà xin lỗi anh chị, chứ không nên quá bướng bỉnh, ương ngạnh, cố chấp,… Như thế mới giữ được không khí vui tươi trong gia đình.

Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân của những mâu thuẫn trong nội bộ anh chị em ruột của một gia đình. Từ đó, các bạn hãy áp dụng những biện pháp mềm mỏng phù hợp cho từng tình huống cụ thể để hòa giải sự mâu thuẫn ấy để giữ không khí tươi vui trong gia đình, bạn nhé!


Đọc thêm các bài viết được quan tâm tại: 

Mất bao lâu để bố mẹ hình thành thói quen cho trẻ?
Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm.
14 bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa học từ chuyên gia Nhật Bản.
Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo.

Leave a Reply