Cơ chế ghi nhớ thông tin trong bộ não như thế nào? Làm thế nào để hỗ trợ trẻ tăng khả năng ghi nhớ

Trong hơn một thế kỷ qua, việc nghiên cứu cấu tạo não bộ của con người, nhất là ở trẻ em – thế hệ quan trọng của tương lai – đã và đang có nhiều kết quả mới. Một trong những thông tin thú vị được các nhà khoa học công bố đó chính là cơ chế ghi nhớ thông tin trong bộ não. Việc ghi nhớ thông tin hay còn gọi là trí nhớ là một quá trình phức tạp rất trừu tượng luôn chứa đựng nhiều thách thức và đòi hỏi nhiều nỗ lực của các nhà khoa học. Bài viết sau đây xin cung cấp những nội dung quan trọng nhất về cơ chế ghi nhớ – cơ chế hình thành trí nhớ để các bạn tham khảo.

Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?


Cơ chế ghi nhớ của não bộ 2

1. Cơ chế ghi nhớ thông tin trong cấu tạo não bộ của con người

Cấu tạo não bộ của con người luôn chứa đựng nhiều yếu tố thú vị nhưng đầy bí ẩn về khía cạnh ghi nhớ hay trí nhớ. Đó là một quá trình phức tạp thông qua một cơ chế trừu tượng đã được các nhà khoa học, các nhà thần kinh học dày công nghiên cứu trên động vật, trên xác người và trên người đang sống. Trải qua một thời gian dài, các khái niệm đã dần được hé mở. Qua đó, quá trình ghi nhớ là một điểm trong chuỗi hình thành trí nhớ. Nó bao gồm tiếp nhận thông tin –> xử lý thông tin –> đưa thông tin lên vỏ não và lưu lại –> tái hiện lại thông tin ấy. Trong chuỗi trí nhớ trên, hai bước “Xử lý thông tin” và “Đưa thông tin lên vỏ não” gọi chung là ghi nhớ và sẽ dần hình thành một đường trên vở não gọi là “Đường mòn dấu vết”.

Cơ chế của quá trình xử lý thông tin rất phức tạp, nó bao gồm nhiều hoạt động của các tế bào thần kinh từ hưng phấn, tiếp nhận, sàng lọc, chọn lọc qua nhiều giai đoạn tạo nên những nội dung cần ghi nhớ và truyền đi dưới dạng tín hiệu. Sau đó, tín hiệu sẽ được truyền dưới dạng xung thần kinh đưa lên vỏ não.

Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.

Cơ chế ghi nhớ của não bộ 1

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ

Theo các nhà thần kinh học, quá trình ghi nhớ hay trí nhớ phụ thuộc phần lớn vào cấu tạo não bộ của mỗi người. Vì vậy nên có người nhớ nhanh và lâu, có người hay quên, có người nhớ nhanh nhưng quên nhanh,… Nguyên nhân chính là vì mỗi người có mật độ chất xám khác nhau nên quá trình ghi nhớ cũng khác nhau, từ đó khả năng ghi nhớ cũng không giống nhau.

Bên cạnh yếu tố cấu tạo não bộ là chủ chốt thì còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ như sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng, sự tập trung, nội dung của vấn đề cần ghi nhớ, thuốc, cách ghi nhớ,…

Và vấn đề quan trọng không kém là sự luyện tập của mỗi người trong quá trình ghi nhớ. Mỗi trải nghiệm mà con người trải qua sẽ tạo ra một kết nối giữa các tế bào não, bước đầu của sự ghi nhớ. Sau đó, trải nghiệm được lặp lại nhiều lần thì kết nối sẽ được củng cố. Trải nghiệm không được lặp lại thì kết nối lâu ngày sẽ bị mất. Nói đơn giản đó là, muốn nhớ lâu bạn một điều bạn cần lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần.

Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?


Cơ chế ghi nhớ của não bộ 3

3. Áp dụng đối với trẻ em

Như đã nói ở trên, trí nhớ hay quá trình ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cấu tạo não bộ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan khác. Vì vậy, để trẻ ghi nhớ tốt hơn, có trí nhớ bền bỉ hơn, học thuộc bài hơn và việc học tập đạt kết quả cao hơn thì các bậc phụ huynh nên “bồi dưỡng” và  “hỗ trợ” cho quá trình ghi nhớ của trẻ bao gồm một số biện pháp cụ thể như sau:

  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chú trọng vào những chất bổ não, tốt cho hệ thần kinh như vitamin A (cà rốt, gan động vật, dầu cá,…), vitamin nhóm B (gạo, thịt đỏ, cá, sữa tươi,…).
  • Tạo sự hấp dẫn trong nội dung cần ghi nhớ như minh họa bài học bằng những câu chuyện cổ tích, những ứng dụng từ thực tế, những bộ phim hoạt hình, những loại hoa quả,…
  • Tạo sự thoải mái cho tinh thần của trẻ như không gian học bài mát mẻ, thoáng đãng, không quá ép buộc trẻ học bài, động viên trẻ những khi trẻ đạt điểm cao,…
  • Hạn chế những yếu tố tác động xấu đến hệ thần kinh như tạo áp lực cho trẻ, thức khuya, uống nhiều nước ngọt có chứa chất hóa học, thức ăn có chứa hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, asen,…
  • Cuối cùng, người lớn cần vô cùng kiên trì trong quá trình hỗ trợ trẻ.

Qua bài viết trên đây, các bạn đã nắm rõ phần nào về cơ chế của quá trình ghi nhớ rồi phải không nào? Quá trình này vừa phụ thuộc vào cấu tạo não bộ, vừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chúng ta có thể chủ động thay đổi được. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện trí nhớ cho một đứa trẻ có tật hay quên bằng nhiều biện pháp đơn giản và khoa học nhất.


Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Leave a Reply