Đất nước Nhật Bản vốn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi phương pháp giáo dục rất riêng và hiệu quả. Nền giáo dục của đất nước Mặt Trời mọc này luôn đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân, cho nên từ bé trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục phải luôn dựa vào bản thân mình, sống tự lập và có trách nhiệm.
Tại Việt Nam, phương pháp giáo dục của người Nhật cũng đang gây ra một cơn sốt trong các bậc phụ huynh. Phương pháp thì chắc chắn là rất hay rồi nhưng khi áp dụng các bậc phụ huynh sẽ nhận ra một vấn đề đó là “Đời thật sự không như là sách.” Có rất nhiều lý do khiến việc áp dụng phương pháp không hề dễ dàng như: kỹ năng của cha mẹ, áp lực từ ông bà, môi trường xung quanh, điều kiện vật chất, nhà cửa,…
Chúng ta đều biết Có một sự khác nhau rất lớn trong môi trường sống giữa Nhật Bản và Việt Nam. Trẻ em Nhật Bản được sống trong một môi trường an toàn hơn nhiều, không có bắt cóc, không có buôn bán trẻ em, giao thông không phức tạp, …
Nếu có cũng chỉ là những trường hợp rất hy hữu và thực sự không đáng kể. Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên toàn thế giới. Sống trong một môi trường an toàn như thế, nên trẻ em Nhật bản tự đi bộ tới trường, tự bắt xe buýt, tự đi chợ hay thậm chí là bắt xe lửa xuyên qua các thành phố.
Đọc thêm: Tự do trong khuôn khổ, dễ mà khó.
Điều này là cực kỳ hiếm thấy ở Việt Nam vào thời điểm này. Tại Hà Nội hay các thành phố lớn, thường thì các bậc phụ huynh phải đưa đón con họ mỗi ngày khi tới trường cho đến thời điểm kết thúc trung học cơ sở. Một số phụ huynh vẫn thực hiện đưa đón hàng ngày ngay cả khi những đứa trẻ đã thành những học sinh phổ thông.
Xã hội an toàn có góp phần rất lớn từ việc nuôi dạy và giáo dục con cái từ thuở nhỏ. Đó là điều tuyệt vời mà nền văn hóa cũng những những bậc phụ huynh Nhật Bản tạo dựng được sau hàng trăm năm.
Mỗi nền văn hóa là khác nhau, bạn không nên xác định học tập hoàn toàn cách dạy con của người Nhật vì thực tế thì nó không phù hợp để áp dụng trực tiếp tại môi trường như Việt Nam.
Giáo dục trẻ kiềm chế cảm xúc của bản thân như thế nào? |
9 câu nói thường ngày của cha mẹ có tác dụng khích lệ trẻ. |
Tuy nhiên, chúng ta nên tham khảo phương pháp của người Nhật, tìm kiếm một số điểm phù hợp để áp dụng trong việc nuôi dạy con cái của chính bản thân mình.
Chú trọng chuyện cổ tích
Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này.
Không cho con xem TV
Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. “Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.
Tại sao có nhiều đứa trẻ thông minh và không thành đạt. |
Trẻ có tâm lý ỷ lại khó phát triển bản thân cần được uốn nắn sớm. |
Thường xuyên vận động
Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. “Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, là câu châm ngôn “bỏ túi” của hầu hết các ông bố bà mẹ Nhật.
Dạy chữ từ sớm
Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.
Dạy trẻ hành động độc lập
Lấy một ví dụ, trong trường hợp có xung đột giữa 2 đứa trẻ, cha mẹ Việt Nam có xu hướng ngay lập tức can thiệp và điều chỉnh xung đột. Trong khi người Nhật thì khác. Họ có xu hướng để mặc cho 2 đứa trẻ tự mình giải quyết các xung đột.
Vì thế, trẻ em Nhật Bản thường có xu hướng tự lập hơn nhiều so với trẻ em Việt Nam. Người Nhật khuyến khích con em của họ tự mình giải quyết những vấn đề của riêng chúng và không can thiệp khi còn có thể.
Không chỉ trích lỗi lầm của con
Cha mẹ thường kỳ vọng rất nhiều vào con cái của họ, và đôi khi vì kỳ vọng quá nhiều đã khiến họ thất vọng nặng nề bởi trẻ không đạt được những gì như họ mong muốn. Chỉ trích những lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay. Nhưng các mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ.
Mắng mỏ và hình phạt gần như không tồn tại trong việc dạy con ở Nhật Bản.
Khen hành vi cụ thể của con
Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.
Như vậy có thể thấy dạy dỗ và nuôi dưỡng một đứa trẻ không hề dễ dàng, ngoài yêu thương chúng ta cần tỉnh táo để có thể lựa chọn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình.
Đọc thêm:
4 điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi biển chơi. |
5 bài học dành cho cha mẹ. |
Dạy bé tập thể dục theo tư thế động vật. |
4 loại rau củ tốt cho sự phát triển của trẻ. |