Từ xưa đến nay, nhiều người thường quan niệm rằng trí thông minh cũng như tư duy của trẻ được di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ thông minh thì sinh ra con cái cũng thông minh, tài năng, học giỏi. Liệu điều này xét về mặt khoa học có đúng không hay chỉ là suy đoán hoặc xuất phát từ kinh nghiệm dân gian? Và liệu sự di truyền này có khác nhau giữa con trai và con gái.
Có không ít bậc cha mẹ thắc mắc rằng con gái thường thừa hưởng trí thông minh của ai? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này một cách thỏa đáng nhất.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào? |
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ |
Có phải trai thông minh giống mẹ, gái thông minh giống cha?
1. Khái niệm về trí thông minh
Trí thông minh hay trí tuệ, trí năng được khái niệm theo nhiều trường phái nhau bao gồm khả năng tư duy trừu tượng, sự hiểu biết, sự nhận thức, khả năng học tập, trí nhớ, trí tuệ xúc cảm, khả năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề,… Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí thông minh ở con người, và một số lượng không nhỏ ở động vật và thực vật.
Theo các nhà khoa học, có một vài phương án tiếp cận khác nhau đến trí thông minh của con người đã từng được áp dụng. Trong đó, cách tiếp cận tâm lý học là một phương pháp khá quen thuộc và phổ biến, đồng thời được nghiên cứu nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tế.
2. Trí thông minh ảnh hưởng đến tư duy của trẻ như thế nào
Như khái niệm đã nói ở trên, trí thông minh bao gồm cả tư duy nên nó ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, Thần kinh học, Tâm thần học trên thế giới thì một trẻ có trí thông minh cao sẽ có tư duy tốt, khoa học, logic, phù hợp, có ý nghĩa, có tính thực thi,… Một trẻ kém thông minh sẽ có sự tư duy trì trệ, thiếu chính xác, thiếu khoa học và mang tính suy đoán, tầm thường.
Tuy nhiên, trí thông minh không phải là yếu tố quyết định đến quá trình tư duy của trẻ mà còn có những yếu tố khác tác động như môi trường, sự luyện tập, sự giáo dục, tình trạng sức khỏe, bệnh lý, ảnh hưởng của thuốc tây y,…
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ? |
Năng khiếu có di truyền hay không? |
Trí thông minh không chỉ do di truyền
3. Con gái thừa hưởng trí thông minh của ai?
Các nhà khoa học hiện nay đều thống nhất rằng trí thông minh là tổng hợp của nhiều yếu tố mà di truyền là một yếu tố quan trọng. Về mặt di truyền, bác sĩ Horst Hameiste phát hiện các gen thông minh nằm rải rác trên chuỗi ADN, nhưng có tới 2/3 tập trung ở nhiễm sắc thể giới tính X. Trong khi đó, con gái có bộ nhiễm sắc thể giới tính là XX nên sẽ nhận 1 X từ bố và 1 X từ mẹ. Vì vậy, một kết luận khoa học được rút ra, đó là con gái có thể thừa hưởng trí thông minh từ bố hoặc từ mẹ hoặc cả hai. Dĩ nhiên, nếu cả bố và mẹ đều thông minh thì xác suất sinh con gái thông minh sẽ rất cao.
Tuy nhiên, sự di truyền này còn tùy thuộc vào những gen khác nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X hoặc nhiễm sắc thể thường. Nếu trẻ mang gen thông minh từ bố mẹ nhưng đồng thời cũng mang những gen bệnh trên nhiễm sắc thể được di truyền thì trí thông minh của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã rõ được giải đáp cho câu hỏi “Con gái thường thừa hưởng trí thông minh của ai?” phải không nào. Trí thông minh ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình tư duy của trẻ, một khía cạnh quan trọng trong đời sống và trong việc học của trẻ sau này. Vì vậy, cả bố và mẹ đều có vai trò như nhau trong việc di truyền trí thông minh cho con gái, góp phần tạo nên những nhân tài cho tương lai.
Đọc thêm:
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi. |
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh. |
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi. |
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ? |
Năng khiếu có di truyền hay không? |