Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ này, không phải lúc nào ta cũng gặp những thuận lợi mà có lắm khi phải đương đầu với khó khăn, thử thách. Trong những tình huống ấy, chúng ta phải có những kinh nghiệm nhất định để vượt qua và từ đó mới nhận được thành công, hạnh phúc, sự mãn nguyện,… Những khó khăn gặp phải thường rất đa dạng tùy thuộc vào quy chuẩn của xã hội và kỳ vọng của cộng đồng.
Đọc thêm: Trả tiền cho trẻ làm việc nhà, có nên?
Lúc này, những kinh nghiệm ứng phó trong mỗi người cũng phải linh hoạt mà mọi người gọi đó là kỹ năng sống. Việc rèn luyện kỹ năng sống rất cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Để có được thật nhiều kỹ năng sống tích cực, chúng ta nên luyện tập ngay từ khi còn bé. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc, nhất là các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề “Khi nào nên dạy kỹ năng sống cho trẻ?”.
Đọc thêm: Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
1. Kỹ năng sống là gì
Kỹ năng sống là tập hợp những hành vi, hành động thiết thực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân ứng phó hiệu quả với các khó khăn và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là một tập hợp những kỹ năng mà con người học tập được qua giáo dục hoặc qua trải nghiệm trực tiếp. Sau đó được dùng để xử lý các trở ngại và thử thách thường gặp trong đời sống con người. Những thử thách trong cuộc sống rất đa dạng và phức tạp, tùy thuộc vào vô số tình huống khác nhau.
Kỹ năng sống có tác dụng mang lại hạnh phúc, niềm vui, sự thành công và đồng thời hỗ trợ một con người trở thành cá nhân tích cực, sống có ích cho cộng đồng.
Đọc thêm: Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
2. Kỹ năng sống gồm những loại nào
Theo thống kê của các nhà khoa học trên thế giới, kỹ năng sống trong suốt cuộc đời của một con người có đến hàng trăm loại và rất khó để gom chúng lại thành những nhóm nhất định. Tuy nhiên, theo phương pháp Delphi method được nhận định bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì một số kỹ năng sống quan trọng nhất mà mỗi người cần có bao gồm:
- Giải quyết vấn đề
- Đưa ra quyết định
- Tư duy phản biện
- Giao tiếp hiệu quả
- Tư duy sáng tạo
- Mối quan hệ tương tác với mọi người xung quanh
- Quyết đoán
- Tự ý thức về bản thân, tự tin
- Đối phó với căng thẳng, tổn thương và nỗi buồn
- Kỹ năng phục hồi tâm lý
- Đồng cảm.
Đọc thêm: Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
3. Khi nào nên dạy kỹ năng sống cho trẻ
Đây là một vấn đề mà các bậc cha mẹ ngày nay nên quan tâm và chú trọng. Theo Tiến sĩ Giáo dục học Trương Thị Kim Oanh và Tiến sĩ Phan Quốc Việt: kỹ năng sống phải gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngay từ khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ hãy chú ý giáo dục con mình kỹ năng sống tự lập như dạy con dọn đồ chơi sau khi chơi xong, dạy con tự biết rửa tay, tự biết đánh răng, lau miệng sau khi ăn, tự biết đi vệ sinh đúng chỗ, tự biết chào hỏi,… Trẻ nên được học ngay tại nhà và thầy cô chính là cha mẹ của trẻ. Đây mới là cách học hay nhất, hiệu quả nhất, vì trẻ được học từ những tình huống ứng xử gần gũi với đời sống của trẻ, mang tính thực tế.
Đọc thêm: Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
Nếu bạn dạy trẻ học kỹ năng sống ở giai đoạn sớm hơn thì trẻ rất khó tiếp thu vấn đề và chưa hiểu do còn quá nhỏ bé, đồng thời trẻ chưa phân biệt được đúng sai. Ngược lại, nếu bạn dạy trẻ học muộn quá, khi những kỹ năng đã trở thành thói quen không tốt sẽ rất khó sửa.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý rằng có thể cho trẻ học kỹ năng sống tại các nhà văn hóa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nếu như có điều kiện về thời gian. Qua đó, kỹ năng sống của trẻ sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong từng môi trường hoạt động nhất định. Việc rèn kỹ năng sống thì trẻ có thể tham gia bất cứ lúc nào, còn việc học các môn năng khiếu phải phụ thuộc vào khả năng thích ứng cũng như sở thích của trẻ.
Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về phạm trù kỹ năng sống và sự cần thiết của nó trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết được khi nào nên dạy kỹ năng sống cho trẻ em để trẻ phát huy và ứng phó tốt nhất đối với những tình huống nhất định trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ hãy quan tâm trẻ nhiều hơn, nhất là vấn đề rèn luyện kỹ năng cho trẻ để góp phần tạo nên những nhân tài của tương lai.
Đọc thêm: 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.